Sự ra đời, phát triển và ứng dụng cầu trục trong sản xuất công nghiệp

Ngày 28/09/2021 14:00 PM (GMT+7)

Hầu như bất cứ kỹ sư hay nhân viên trong nhà máy nào cũng đã từng thấy cầu trục và sự tiện dụng của nó. Vậy cầu trục có lịch sử ra đời như thế nào. Cùng tổng kho cầu trục tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Cầu trục là gì?

Cầu trục là thiết bị nâng vật lên từ trên cao và hạ dần vật xuống để di chuyển vị trí của vật nặng trong khoảng không gian dài rộng cao của ray và dầm chính trong nhà xưởng.

Cầu trục dùng các động cơ pa lăng để nâng hạ và động cơ di chuyển bánh xe trên các dầm để chi chuyển vật nặng.

Lắp đặt cầu trục dầm đơn 10 tấn

Lắp đặt cầu trục dầm đơn 10 tấn

Lịch sử ra đời và phát triển của cầu trục

Trong quá trình lao động của con người cần di chuyển nhiều vật nặng. Muốn di chuyển thì cần phải nâng lên trước sau đó mới di chuyển. Nếu chỉ dùng sức nâng và sức kéo thì việc nâng hàng hoá sẽ không thể dùng được sức mạnh của tập thể và các động vật.

Từ cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết sử dụng những công cụ thô sơ để nâng đỡ các vật nặng. Cơ cấu nâng vật nặng đầu tiên đã được sử dụng để di chuyển nước từ Ai Cập hoạt động nhờ sức kéo của những người đàn ông hoặc các loại động vật lớn.

Các thiết bị nâng hạ cổ xưa đã xuất hiện từ thời Ai Cập. Các công nhân xây dựng đã sử dụng các công cụ như đòn bẩy, ròng rọc, bánh xe. Nhờ lực này, các khối đá hàng trăm tấn được nâng lên nhờ sức kéo của con người trên ròng rọc. Ròng rọc là cơ chế đầu tiên của pa lăng hiện đại. Tới thế kỷ 16, 17 các kỹ sư và các nhà vật lý đã làm ra hệ thống các bánh răng ăn khớp với nhau tạo ra pa lăng kéo tay lợi dụng công thức lợi về lực và thiệt về đường đi. Việc nâng vật nặng nhờ pa lăng xích tay vô cùng nhẹ nhàng.

Từ thế kỷ 18, cách mạng công nghiệp phát triển dẫn đến sản xuất tập trung. Cầu trục ra đời nhưng chỉ là hoạt động bằng tay. Tới thế kỷ 19 sau khi động cơ diesel và dòng điện 1 chiều bắt đầu ra đời, cầu trục điện được ứng dụng số lượng lớn trong công nghiệp.

Tới năm 1840, chiếc cầu trục dầm đơn với thiết kế đơn giản gồm hệ bánh xe và dầm bằng tay đầu tiên đã được sản xuất tại Đức. Ngày nay, cầu trục vẫn đang được cải tiến từng ngày để tiết kiệm năng lượng, tăng độ an toàn cho người sử dụng.

Phân loại cầu trục

Phân loại cầu trục theo công dụng

- Đối với loại cầu trục có móc treo, người ta sử dụng chính để nâng hạ vật nặng, hàng hoá.

- Cầu trục chuyên dùng có các móc cầu trục chữ c, gầu ngoạm cầu trục để nâng hạ thép cuộn, than đá…

- Cầu trục có buồng điều khiển để nâng hạ quãng đường dài

Cầu trục dầm đôi nâng hạ thép cuộn

Cầu trục dầm đôi nâng hạ thép cuộn

 Phân loại cầu trục theo dẫn động cơ cấu

- Cầu trục dẫn động bằng tay: sử dụng sức kéo tay chỉ có thể nâng hạ khối lượng dưới 1,5 tấn

- Cầu trục dẫn động bằng điện: Có thể có 3 tới 6 pha nâng hạ tới 200 tấn.

Phân loại cầu trục theo kết cấu dầm

- Cầu trục dầm đơn: có cấu tạo thép hộp chữ I chỉ nên dùng cho tải trọng dưới 10 tấn. Cầu trục dầm đơn tiết kiệm khoảng 20% chi phí với cầu trục dầm đôi.

- Cầu trục dầm đôi: có 2 dầm hộp đặt pa lăng ở giữa, tải trọng lên tới 200 tấn

Phân loại cầu trục theo đường di chuyển của cầu trục

- Cầu trục tựa thiết kế hệ thống dầm gắn với dầm và cột sắt nhà xưởng.

- Cầu trục treo: hệ dầm biên treo trên trường nên dễ thiết kế với mọi hình dạng.

Trên đây là các chia sẻ về lịch sử và sự phát triển đa dạng các loại cầu trục. Nếu có nhu cầu thi công cầu trục, hãy liên hệ tổng kho cầu trục HNC.

https://tongkhocautruc.com/

Địa chỉ: Số 199 Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Hải Phòng: 2/103 Ngô Quyền, Máy Chai, Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại: 0913.526.517

Nguồn: [Tên nguồn].