Giáo sư tâm lý: Khen hay chê cần có nghệ thuật, làm được điều này con tự sửa đổi, ngoan vâng lời

Thi Thi - Ngày 25/08/2024 10:08 AM (GMT+7)

Nắm vững kỹ năng khen và chê phù hợp, là bố mẹ đang tạo điều kiện tốt để con trưởng thành tốt hơn.

Trên con đường từ thuở thơ ấu đến khi trưởng thành trẻ thường mắc phải một số sai lầm, bố mẹ nên giáo dục thế nào và để trẻ rút ra bài học từ những sai lầm của mình?

Phản ứng đầu tiên của hầu hết các bậc phụ huynh là trách phạt, quát mắng để trẻ thừa nhận và sửa chữa lỗi lầm. Thực tế, phương pháp này có thể phản tác dụng, ảnh hưởng quá trình phát triển tâm lý và mối quan hệ trong gia đình.

Theo chuyên gia tâm lý Li Meijin, bố mẹ nắm vững kỹ năng khen ngợi và phê bình giúp trẻ tiến bộ một cách tự nhiên, thay vì chán ghét bố mẹ khi bị quát mắng.

Giáo sư tâm lý: Khen hay chê cần có nghệ thuật, làm được điều này con tự sửa đổi, ngoan vâng lời - 1

Tác hại của việc thường xuyên chỉ trích trẻ là gì?

Trẻ không hiểu đúng về giá trị của bản thân 

Nếu bố mẹ luôn phủ nhận, trẻ sẽ dễ tự vấn bản thân và cảm thấy mình chưa đủ tốt. 

Trẻ dần mất đi cảm giác an toàn và tự tin, không ngừng hạ thấp kỳ vọng, dần hạn chế sự phát triển trong tương lai của mình.

Vì vậy, những lời quát mắng từ bố mẹ sẽ khiến trẻ không nhận thức đúng được điểm mạnh của bản thân và luôn cảm thấy mình không thể làm được gì.

Thường xuyên bị quát mắng, khiến trẻ không hiểu đúng về giá trị của bản thân.

Thường xuyên bị quát mắng, khiến trẻ không hiểu đúng về giá trị của bản thân.

Thường tỏ ra thất vọng và chán nản 

Những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng thường thất vọng, thậm chí cảm thấy chán nản nếu không giỏi bằng người khác trong một việc nhỏ.

Sự phủ nhận liên tiếp từ bố mẹ sẽ khiến trẻ ngày càng cảm thấy chán nản và thất bại, có cảm giác như cả thế giới đang chống lại mình.

Bằng cách này, tâm lý của trẻ rất dễ bị bóp méo. Nếu nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như nổi loạn, trầm cảm...

Xa cách bố mẹ

Nếu bố mẹ thường xuyên quát mắng, chê bai con, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự gần gũi. Một số đứa trẻ thậm chí có thể nuôi lòng oán hận với bố mẹ.

Những trải nghiệm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc, khiến trẻ cảm thấy không được yêu thương, không đáng được chấp nhận.

Giáo sư tâm lý: Khen hay chê cần có nghệ thuật, làm được điều này con tự sửa đổi, ngoan vâng lời - 3

Trẻ thường xuyên được khen có những ưu điểm 

Hiểu đúng về giá trị của bản thân

Đối với trẻ con, lời khen ngợi có thể giúp trẻ trưởng thành tốt.

Ví dụ, nếu một số cha mẹ hết lời khen ngợi việc làm của con cái, những đứa trẻ này sẽ chăm chỉ làm việc nhà hơn vì cảm thấy được cha mẹ kỳ vọng, khen ngợi có động lực.

Những lời khen chân thành, cụ thể và kịp thời là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khi được bố mẹ khen ngợi, trẻ sẽ cảm thấy được công nhận và khuyến khích. Điều này tăng cường niềm tin vào bản thân, động lực học tập và làm việc, cũng như mối quan hệ gắn bó với bố mẹ.

Đối với trẻ con, lời khen ngợi có thể giúp trẻ trưởng thành tốt.

Đối với trẻ con, lời khen ngợi có thể giúp trẻ trưởng thành tốt.

Phát triển tính cách tốt

Một số trẻ lớn lên với sự khen ngợi và khẳng định của bố mẹ, ham muốn thể hiện càng mạnh mẽ hơn. Những đứa trẻ như vậy thường tích cực, vui vẻ, lạc quan.

Gặp một phải tình huống không như ý, trẻ sẽ nhanh chóng điều chỉnh tâm lý và thử thách, dũng cảm, có niềm tin mãnh liệt vào bản thân.

Sức mạnh mà lời khen ngợi của bố mẹ mang lại cho con là vô hạn, sâu sắc, lâu dài và tinh tế. Điều này không chỉ mang lại sự hỗ trợ, sức mạnh tạm thời, mà còn động lực để trẻ thúc đẩy bản thân.

Giáo sư tâm lý: Khen hay chê cần có nghệ thuật, làm được điều này con tự sửa đổi, ngoan vâng lời - 5

Chuyên gia Li Meijin chỉ ra: Dù khen hay chê trẻ đều có những kỹ năng nhất định

Khen ngợi trẻ là việc tốt nhưng phải có mục tiêu, không nên khen tùy ý

Một số bố mẹ biết khen ngợi con là điều tốt nên chỉ tập trung khen con, điều này khiến trẻ bối rối và cho rằng bố mẹ không thật tâm.

Việc khen ngợi trẻ phải có mục tiêu. Trẻ thực sự đã làm được những việc gì, mặt nào tốt hơn và cần rèn luyện về những mặt nào?

Bố mẹ có thể nắm bắt được những điểm chính của việc khen ngợi trẻ và khuyến khích trẻ phát huy khả năng của mình trong lĩnh vực này.

Một cách khen ngợi hiệu quả là chú trọng vào những thành tích và cố gắng cụ thể của trẻ. Ví dụ, thay vì nói chung "Con giỏi lắm", bố mẹ có thể nói "Con đã rất chăm chỉ hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn, thật tuyệt vời!". Điều này giúp trẻ hiểu rõ điều mà cha mẹ đánh giá cao ở con, từ đó sẽ tiếp tục phát huy những điểm mạnh đó.

Khen ngợi trẻ là việc tốt nhưng phải có mục tiêu, không nên khen tùy ý.

Khen ngợi trẻ là việc tốt nhưng phải có mục tiêu, không nên khen tùy ý.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chỉ ra những mặt cần cải thiện và khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng. Như vậy, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, biết vận dụng thế mạnh và khắc phục điểm yếu. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện và tự tin hơn.

Khi khen ngợi, bố mẹ nên chân thành, cụ thể và kịp thời. Như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, tín nhiệm của bố mẹ, từ đó tăng cường động lực học tập và cải thiện bản thân.

Trách phạt trẻ chưa hẳn là xấu, miễn là bố mẹ nắm vững kỹ năng

Hầu hết chúng ta đều cho rằng việc trách phạt trẻ chỉ gây hại chứ không mang lại lợi ích gì. Đây là một sai lầm lớn. Việc phê bình trẻ vào thời điểm thích hợp là rất có lợi. Nhưng bố mẹ nên có khả năng phê bình phù hợp.

Nếu trẻ mắc lỗi, đừng chỉ lý luận hay trách phạt trẻ mà hãy hướng dẫn trẻ nhận ra lỗi lầm của mình, thuyết phục sau đó phê bình.

Mọi thứ đều là "con dao hai lưỡi". Khen ngợi và phê bình trẻ có thể trở thành một hạn chế lớn đối với sự phát triển, vì vậy bố mẹ cần chú ý đến các chiến lược và kỹ thuật, để trẻ có thể khiến trẻ tiến bộ, rèn luyện tính cách tốt.

Giáo sư tâm lý: Khen hay chê cần có nghệ thuật, làm được điều này con tự sửa đổi, ngoan vâng lời - 7

Bố mẹ khéo léo áp dụng 5 quy tắc dạy con giúp trẻ lớn lên tài giỏi, giàu lòng biết ơn
Bố mẹ nên lấy tình yêu thương làm nền tảng, tôn trọng sự khác biệt... nhằm nuôi dạy con trưởng thành tốt.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm