Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Ngày 06/11/2015 16:00 PM (GMT+7)

Sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh xảy ra hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Trong khi đó, vào thời điểm này vẫn có bệnh sốt phát ban xuất hiện, làm thế nào để phân biệt chúng?

Tác nhân gây bệnh

Sốt phát ban là tên gọi chung nhiều bệnh và tác nhân gây bệnh khác nhau, nhưng tựu trung có sốt và phát ban. Sốt phát ban chủ yếu gặp ở nước ta là bệnh sởi do virut sởi gây ra, bệnh Ru-ben-la (Rubella) do virut Ru-ben-la gây ra và bệnh do Rickettssia, trong đó ở Việt Nam hay gặp nhất là bệnh sốt mò. Phương thức truyền bệnh của bệnh sởi và bệnh Ru-ben-la là lây theo đường hô hấp, còn bệnh sốt mò môi giới truyền bệnh là do mò đỏ.

Bệnh sốt xuất huyết (SXH), tác nhân gây bệnh là virut Dengue (Đăng gơ), bệnh lây từ người bệnh sang người lành chưa có miễn dịch chống virut Đăng gơ là muỗi. Có hai loài muỗi truyền bệnh SXH là muỗi vằn và muỗi hổ châu Á.

Nhận biết SXH và sốt phát ban

Sốt xuất huyết (SXH) là một loại bệnh dịch nguy hiểm. Nếu bị SXH, đặc biệt là trẻ em mà không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. SXH thường có sốt cao liên tục 3-4 ngày, ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy. Khi bị SXH, bệnh nhân khó giảm sốt ngay cả khi sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol trong 3 ngày đầu. Sốt chỉ bắt đầu giảm khi bắt đầu xuất huyết, biểu hiện như da sưng huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi... do hiện tượng cô đặc máu), có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, mắt đỏ và hay kèm nôn, chân tay lạnh. Thông thường từ ngày thứ 3, bệnh có tiến triển nặng, nhất là trẻ em. Vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác.

Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên 39-40 độ C) và xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn mửa và phát ban đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt... Nếu nguyên nhân gây sốt là do virut đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có máu và có thể nôn ói sau khi ăn). Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3 -5 ngày rồi lặn.

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban - 1

Cách nhận biết:

Để phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban, cách đơn giản nhất là dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết, nếu thấy chấm đỏ đó mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay là sốt phát ban. Còn nếu vẫn thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ lại xuất hiện, đó là SXH (đây là dấu hiệu ấn ngón tay hoặc thời gian hồi phục màu da trong chẩn đoán bệnh SXH).

2 tiêu chuẩn để nghĩ đến SXH là sốt cao đột ngột và xuất huyết. Nếu có điều kiện nên xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu giảm rõ, tốc độ lắng máu tăng.

Cần lưu ý gì khi bị SXH?

Không nên nghĩ rằng đã mắc SXH một lần, lần sau không mắc nữa, bởi vì SXH ở nước ta có 4 tuýp huyết thanh khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó nhưng vẫn có thể mắc 1 trong 3 loại còn lại.

Khi bị SXH nếu dùng thuốc hạ nhiệt phải hết sức thận trọng, chỉ nên dùng loại paracetamol đơn chất (không có kết hợp các loại khác), không dùng aspirin, efferalgan... Tốt nhất là chườm mát ở trán, nách, bẹn để hạ nhiệt. Nếu dùng thuốc paracetamol đơn chất cũng phải theo dõi thật tốt, bởi sau vài ngày sốt cao, thân nhiệt có thể bắt đầu giảm,  nhưng nếu vẫn dùng thuốc hạ nhiệt sẽ nguy hiểm cho người bệnh.

Các bác sĩ khuyên rằng khi đang bị sốt cao trong SXH không nên truyền dịch ngay vì rất dễ bị sốc (nhất là đạm) do cơ thể đang phản ứng mạnh (sốt cao) chống virut. Cần bù nước và chất điện giải do bị mất bởi sốt cao bằng cách dùng dịch oresol (ORS) là tốt nhất nhưng phải pha thuốc đúng chỉ dẫn (một gói ORS cam loại 5,63 g cho vào 200 ml nước đun sôi để nguội). Ngoài ra nên uống thêm nước cam, chanh tươi, nước ép các loại quả (dưa hấu,...).

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban - 2

Nếu thấy có dấu hiệu khác thường cần cho người bệnh đi bệnh viện ngay, nhất là trẻ em (chân tay lạnh, da lạnh ẩm, vật vã, bứt rứt khó chịu, đau bụng, mạch nhỏ, tiểu ít, huyết áp tụt hoặc kẹp).

Làm gì để phòng chống sốt xuất huyết cho bé và cả nhà

- Vệ sinh nơi ở

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi ở, các Mẹ cần thường xuyên dọn dẹp những vật dụng bị đọng nước ở quanh nhà (nơi ủ muỗi)

- Mặc quần áo sáng màu

Muỗi đặc biệt thích những gam màu đen vì có phản xạ ánh sáng tối, hợp với thói quen sinh hoạt của muỗi.

- Nếu có thể, luôn mặc áo dài tay và quần dài

Nên mặc áo quần rộng rãi vì muỗi có thể cắn xuyên qua quần áo chật, hãy luôn chắc chắn rằng sợi vải của bộ quần áo đó phải được dệt kín, không hở lỗ.

- Sử dụng sản phẩm chống muỗi an toàn

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và Mẹ bầu cũng nên cảnh giác với những sản phẩm chống muỗi, thuốc xịt hóa học vì nó có thể gây dị dạng cho thai nhi. Nhiều sản phẩm chống muỗi không có các thành phần hóa học mà chỉ có thành phần hương thơm tự nhiên như hương cam, quýt, sả, hoa cúc… rất tốt cho Mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, vì thành phần tự nhiên nên Mẹ và trẻ có thể bôi nhắc lại thường xuyên, không bị hạn chế số lần bôi trong ngày.

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban - 3

Chống muỗi Chicco Italy có thành phần tự nhiên với hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ cây Bạch đàn Úc, có thể chống lại những loại muỗi nguy hiểm nhất như muỗi Hổ châu Á (muỗi Vằn), muỗi Alnopheles và đặc biệt không chứa DEET, không chất tạo màu, mùi hương tự nhiên và dễ chịu, không gây kích ứng da, ngay cả với da nhạy cảm của Mẹ bầu và trẻ sơ sinh.

Vì là sản phẩm dẫn xuất tự nhiên, nên Mẹ nên dùng nhắc lại cách 3 tiếng 1 lần. Mẹ chỉ cần thoa sản phẩm trực tiếp lên da, nhất là vùng da hở, để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chi tiết sản phẩm xem thêm tại: https://goo.gl/PcACHa

Nguồn: [Tên nguồn].