Tất cả những gì chúng ta biết trước đó về cái gọi là “Điểm G” hóa ra sai lầm.
Khái niệm “Điểm G” lần đầu tiên được biết đến là vào khoảng hơn 3 thập kỷ trước, khi nhà nghiên cứu Beverly Whipple công bố trên truyền hình Mỹ rằng bằng cách ấn vào một vị trí đặc biệt trong âm đạo, phụ nữ sẽ có được cực khoái.
Kể từ đó “Điểm G” bắt đầu được cánh đàn ông rỉ tai nhau tìm kiếm như một cách giúp bạn tình của mình được thỏa mãn trong tình dục. Nhưng nhiều người dù “tìm” kỹ đến đâu cũng không cảm nhận thấy nó. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi: Liệu Điểm G có thực sự tồn tại?
Nhiều người dù “tìm” kỹ đến đâu cũng không cảm nhận thấy điểm G của phụ nữ. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi: Liệu Điểm G có thực sự tồn tại?
Để tìm hiểu, tạp chí The Science Vs Podcast đã có cuộc trò chuyện với Beverly Whipple, giáo sư ngành điều dưỡng trường Đại học Rutgers.
Bà Beverly cho biết, bà phát hiện ra “Điểm G” khi nghiên cứu những phụ nữ báo cáo họ đi tiểu khi đạt cực khoái. Đa số những phụ nữ này đều có chung một cảm giác lạ khi được chạm vào một vị trí nhất định bên trong âm đạo.
Bà Beverly sau đó đã lùng sục các tài liệu và tìm thấy một bài viết mô tả y hệt những biểu hiện này được công bố trên một tạp chí vào năm 1950 bởi Tiến sĩ Ernst Gräfenberg.
Và vì thế, bà Beverly nhanh chóng đặt tên vị trí trong âm đạo này là Điểm G – theo tên Tiến sĩ Ernst Gräfenberg.
Tuy nhiên đến bây giờ, có nhiều nhà khoa học khác đang chứng minh điều ngược lại.
(Ảnh minh họa)
Helen O'Connell, hiện là giáo sư về tiết niệu tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne, đã thực hiện nghiên cứu thật sự trên khoảng 50 âm đạo hiến tặng trong suốt sự nghiệp của mình nói rằng bà “dường như không thấy bất cứ điểm gì đặc biệt khi giải phẫu thành âm đạo cho thấy nó có thể mang lại cảm giác đặc biệt cho phụ nữ”.
Trong âm đạo phụ nữ, nơi nhiều người tin rằng có một “Điểm G”, thực ra lại chẳng có gì đặc biệt như vậy. Nhiều nhà khoa học khác cũng tìm kiếm Điểm G, và chưa mấy ai thành công. Không có một nghiên cứu hay kết luận nào khác cho đến thời điểm này đủ sức thuyết phục để chứng mình cho sự tồn tại của “Điểm G”.
Nhìn vào nghiên cứu ban đầu của Beverly, có nhiều điều chưa chắc chắn. Nghiên cứu đầu tiên của bà, được công bố vào năm 1981, chỉ dựa trên một người phụ nữ. Nghiên cứu thứ hai dựa trên 47 phụ nữ, tất cả đều nói rằng họ thấy nhạy cảm khi chạm vào một điểm trong âm đạo, nhưng không ai nói họ đạt được cực khoái.
(Ảnh minh họa)
Vậy, nếu không phải do “Điểm G”, đâu là lý do khiến phụ nữ có cảm giác lạ khi được chạm vào một vị trí đặc biệt trong âm đạo?
Giáo sư Helen và các nhà nghiên cứu khác đồng thuận rằng có một ví trí đặc biệt, tuy nhiên, nó không phải là một điểm duy nhất.
Helen cho biết có một khu vực trong âm đạo phụ nữ mà khi được tác động, nó sẽ tạo ra cực khoái. Tuy nhiên, nó là một vùng rộng phức tạp bao gồm âm vật, niệu đạo âm đạo và có thể được gọi tạm là CUV Complex.
Do đó, Helen khuyên các cặp đôi nên tập trung vào việc tận hưởng khoảng thời gian bên nhau hơn là mải mê kiếm tìm một “Điểm G huyền thoại”.