Đáy và mặt sau của tủ thường là vị trí khuất nên đôi khi rác thải lọt vào, lại thêm tác động nhiệt, khi khuẩn rất dễ phát triển nhanh.
Khi bạn bước vào một căn phòng, bạn luôn có thể nhìn thấy những thứ cần dọn dẹp. Chẳng hạn như quần áo bẩn cần giặt, hay bồn rửa đầy chén bát, nồi chảo cần rửa. Nhưng khi bạn đã dọn dẹp những thứ quá dễ thấy ở trên, bạn có quên dọn dẹp phần còn lại của căn phòng hay không? Hãy xem qua những nơi mà bạn hay quên dọn dẹp để xem bạn quên bao nhiêu nơi rồi nhé.
1. Mặt bên dưới của đồ nội thất
Chúng ra dễ dàng lau chùi mặt bàn, mặt ghế, mặt tủ, mặt giường,... nhưng lại thường bỏ qua mặt bên dưới của chúng. Bạn sẽ vô cùng kinh ngạc khi chỉ cần cúi xuống nhìn bên dưới các món nội thất này sẽ làm một lớp bụi dày thậm chí là mạng nhện giăng đầy. Hãy sử dụng chổi lông gà quét đi lớp mạng nhện này hoặc dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn ở khu vực này, ít nhất là 6 tháng một lần.
2. Vị trí chân tường
Khi vệ sinh tường, bạn cần quét từ trên xuống dưới và lau sạch cả phần chân tường. Chân tường thường được ốp bằng gỗ hoặc gạch, vị trí bờ rìa này bám khá nhiều bụi mà chỉ cần dùng khăn lau nhẹ qua là bạn đã thấy một lớp đen xì trên mặt khăn. Thực hiện vệ sinh chân tường và cả phần bọc ổ điện bám đầy bụi bên trên nữa nhé!
3. Đáy tủ quần áo
Bạn thường xuyên sắp xếp lại các bộ trang phục theo màu sắc, theo kiểu dáng, theo mùa,... trong tủ quần áo của mình, lau chùi cánh cửa tủ và mặt bên của tủ từ trong ra ngoài. Thế nhưng lần cuối cùng bạn vệ sinh đáy tủ là khi nào? Ít nhất là 3 tháng/ lần, bạn hãy cho tất cả áo quần bên trong tủ ra ngoài để vệ sinh đáy tủ nhé! Nó nhiều bui bẩn hơn bạn nghĩ đấy!
4. Phần nóc tủ/kệ lưu trữ
Cánh cửa tủ/kệ nếu bẩn sẽ được phát hiện ngay nhưng phần bề mặt trên đầu tủ (hay còn gọi là nóc tủ) lại thường xuyên bị bỏ quên. Có thể vì khu vực này nếu có bám bụi vẫn không bị ai nhìn thấy nên đôi khi gia chủ có chút lười biếng lau dọn. Tuy nhiên, dù lười cỡ nào bạn cũng nên dành thời gian ít nhất 2 tuần/ lần để vệ sinh sạch sẽ, bao gồm cả nóc tủ quần áo, nóc tủ bếp, các loại kệ lưu trữ, kệ sách,... trong nhà.
5. Vòi hoa sen
Dù thường xuyên tiếp xúc với nước nhưng hẳn rất ít người biết đây lại là nơi tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hại cho cơ thể mình. Vòi thông thường chỉ đóng vai trò dẫn nước để người dùng tiện sử dụng nhưng qua thời gian dài, những cặn bã, chất gỉ sét bám lại trong kẽ vòi mà mắt thường không nhìn thấy sẽ hòa cùng dòng nước, tiếp xúc trực tiếp với da bạn. Trung bình 1 lần/tháng, chúng ta pha hỗn hợp giấm – nước theo tỉ lệ 1:1 để ngâm và làm sạch vòi hiệu quả.
6. Đáy và mặt sau của tủ lạnh
Đáy và mặt sau của tủ thường là vị trí khuất nên đôi khi rác thải lọt vào, lại thêm tác động nhiệt, khi khuẩn rất dễ phát triển nhanh. Cần hút bụi đáy và mặt sau của tủ 1 lần/tuần và lau dọn tủ thường xuyên vì thực phẩm đông lạnh hay tươi bạn chứa cũng để lại lượng lớn vi khuẩn trong quá trình sử dụng tủ.