Phụ nữ mang thai sau 35 tuổi thường có thai kỳ suôn sẻ nếu chủ động trong quá trình mang thai. Cùng tìm hiểu những mối nguy sức khỏe khi...
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung trả lời thắc mắc của mẹ bầu: Làm IVF có loại trừ được khả năng bị thai lưu?
Hiện tượng thai lưu không chỉ gây tổn thương sâu sắc về cả thể xác lẫn tinh thần cho người mẹ, mà còn tạo nên nỗi đau và sự mất mát đối với gia đình cũng như các bác sĩ trực tiếp chăm sóc.
Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ sâu sắc từ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Trưởng Khoa phụ sản Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 2) để trang bị thêm kiến thức và thông tin cần thiết cho hành trình thai kỳ của bạn.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Trưởng Khoa phụ sản Đại học Y Dược TP.HCM.
Chào bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, bác sĩ có thể cho biết hiện tượng thai lưu có nghĩa là gì?
Thai lưu có nghĩa là tình trạng em bé nằm trong bụng mẹ nhưng không còn sống nữa, và từ lưu có nghĩa là em bé còn nằm trong tử cung của người mẹ.
Thời gian mà thai chết lưu trong bụng người mẹ tối thiểu là 48 tiếng đồng hồ, em bé bị chết đi rồi nhưng mà chưa bị tống xuất ra ngoài thì lúc đó mới gọi là thai chết lưu. Trường hợp mà thai gần ngày sinh, thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ rồi và thai bị chết thì người ta gọi là thai chết trong chuyển dạ chứ không dùng từ thai chết lưu.
Vậy làm IVF có thể loại trừ được khả năng bị thai lưu hay không?
Hôm qua tôi có khám cho cặp vợ chồng hiếm muộn đến khám vì thai lưu 7 tuần. Người vợ khám tại một phòng khám tư và một bệnh viện chuyên khoa phụ sản lớn của TP.HCM, ca hai nơi đều chẩn đoán thai lưu nhưng vẫn muốn tìm thấy một "hy vọng".
Cũng như dự đoán, cuối cùng kết quả vẫn là "thai lưu 7 tuần". Cả hai vợ chồng đều buồn. Người mẹ hỏi, nước mắt ngấn lệ.
- "Em có tiền sử một lần thai ngoài tử cung và một lần thai lưu. Vậy em có thể thực hiện IVF để loại trừ được không?”.
Tôi trả lời: "Không được em. Cho dù em có làm IVF, có sàng lọc phôi, có chuyển phôi vào "đúng vị trí" trong lòng tử cung, cũng không loại trừ hoàn toàn nguy cơ thai ngoài tử cung, thai lưu...".
Tỷ lệ thai lưu 30-40%. Cứ 3 người phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, sẽ có 1 người bị tình trạng này. Tuy nhiên, người phụ nữ thường âm thầm chịu đựng, nhiều khi họ không nói cho bất kỳ ai biết ngoại trừ chồng, cha mẹ ruột, bạn rất thân...
Vậy bác sĩ có thể cho biết những dấu hiệu nhận biết tình trạng thai lưu?
Thai lưu rất ít có dấu hiệu, người mẹ khó nhận biết được. Trên thực tế thì người mẹ khó có thể nhận biết được tình trạng thai chết lưu, hiện tượng này thường được chẩn đoán qua siêu âm, khi bác sĩ siêu âm thấy tình trạng tim thai em bé không có đập nữa thì bác sĩ chẩn đoán thai chết lưu.
Tùy theo độ tuổi của thai mà các triệu chứng đối với các bà mẹ có thể khác nhau, một vài người có triệu chứng ra huyết và có những người không có triệu chứng gì. Đối với những trường hợp thai lớn (thai trên 4,5 tháng), người phụ nữ có thể thấy thai không đạp (thai không máy). Nếu để ý sẽ thấy một vài triệu chứng nghén bớt đi, ít đi, một số người thấy cái bụng không lớn lên nữa. Và khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ thấy tử cung người mẹ không lớn tương xứng theo tuổi thai, không có hoạt động tim thai qua siêu âm…
Nguyên nhân vì đâu dẫn đến tình trạng thai lưu, thưa bác sĩ?
Vê nguyên nhân của thai chết lưu thì có thể nói là rất nhiều, người ta đề cập đến khái niệm gọi là các yếu tố nguy cơ:
- Tuổi: Người quá trẻ như trẻ dậy thì, tuổi teen… hoặc quá lớn tuổi (trên 35 tuổi) nguy cơ tăng.
- Tình trạng sức khỏe của mẹ: Tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận, béo phì, bệnh lý tuyến giáp..
- Tình trạng đơn thai hay song thai. Song thai nguy cơ bị thai lưu nhiều hơn đơn thai.
- Tiền sử thai sản trước đây: Người đã bị thai lưu một lần, nguy cơ bị lại cao hơn.
- Stress, sử dụng chất kích thích, rượu…
- Môi trường: Các hóa chất dộc hại, tia xạ…
Về nguyên nhân, các nghiên cứu cho thấy 1/3 các trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân thai chết lưu khá nhiều, phức tạp:
- Nhiễm trùng: chiếm 50% các nguyên nhân gây chết lưu ở các nước đang phát triển. Đó có thể do ký sinh trùng, vi trùng.
- Nguyên nhân từ bánh nhau dây rốn (gọi là phần phụ của thai): Thai kỳ có tình trạng bất thường bánh nhau, dây rốn như nhau bị bong ra sớm (trước khi bé sinh ra), dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, sa dây rốn…
- Do bản thân thai nhi: Thai nhi bị dị tật bẩm sinh, bất thường về mặt di truyền. Thai nhi nhận dinh dưỡng kém dẫn đến tình trạng thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển trong tử cung, thai lưu.
- Do bệnh lý trong thai kỳ: Người mẹ trước khi mang thai bình thường nhưng khi mang thai bị một số bệnh lý làm tăng nguy cơ thai chết lưu như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ…
Bác sĩ có thể nói rõ hơn về độ tuổi nào dễ gặp phải tình trạng thai lưu hay là bất cứ ai khi mang thai cũng đều có thể gặp phải?
Ở mọi độ tuổi đều có tình trạng thai lưu, tuy nhiên đối với những phụ nữ quá lớn tuổi, khoảng trên 40 tuổi thì thường kèm theo bệnh lý về nội khoa ví dụ tiểu đường, cao huyết áp thì khả năng thai lưu cao hơn so với người bình thường.
Hoặc những người phụ nữ quá nhỏ tuổi thì kinh nghiệm theo dõi thai kỳ của họ kém hơn so với những người khác thì nguy cơ thai lưu cũng cao hơn.
Những biến chứng sức khoẻ đối với thai phụ gặp tình trạng thai lưu và vấn đề sinh sản về sau là gì ?
Thai lưu gây ra tác động và nỗi buồn rất lớn đối với các bà mẹ và gia đình, đến cả người bác sĩ chăm sóc thai sản. Tuy nhiên chúng ta cần biết rằng thai lưu xảy ra rất nhiều. Theo các nghiên cứu chúng ta thấy rằng thai lưu trong vòng 3 tháng đầu (trước khi tuổi thai đạt đến 13 tuần) thì tỷ lệ thai lưu chiếm từ 25-30%.
Tỷ lệ cứ 3 người phụ nữ mang thai thì sẽ có 1 người bị thai lưu. Những thai bị lưu sớm như trong giai đoạn này khó tìm ra nguyên nhân, thường là do bất thường của nhiễm sắc thể bào thai dẫn đến tình trạng này. Và khi mà bất thường như vậy, bản thân em bé không thể phát triển được, nếu mà chúng ta cố gắng dưỡng để kéo dài thêm thì em bé cũng không có hoàn hảo được.
Sau khi bị thai lưu, chị em phụ nữ cần lưu ý gì khi có ý định mang thai tiếp theo?
Chúng ta biết rằng là tỷ lệ thai lưu rất cao đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên những thai phụ này nếu những lần sau mang thai vẫn hoàn toàn có thể sinh ra những em bé bình thường mà không bị biến chứng, di chứng gì cả.
Tuy nhiên sản khoa xếp những thai phụ mà đã từng bị 1 lần vào nhóm thai kỳ có nguy cơ cao. Do đó những lần khám tiếp theo cần được theo dõi sát sao, chặt chẽ để phát hiện những dấu hiệu sớm để can thiệp sớm, giúp hạn chế cái tình trạng thai lưu có thể lặp lại.
Có những trường hợp như thai phụ bị thai lưu lần thứ 2, thứ 3 thì người ta gọi là bị sảy thai liên tiếp, lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu đi khám chuyên sâu để biết những thai phụ này bị những bệnh lý gì mà dẫn đến tình trạng thai lưu như vậy và có các can thiệp phù hợp trước khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến nguy cơ thai lưu hay không, thưa bác sĩ?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thai lưu. Thai phụ cần chế độ dinh dưỡng lành lạnh, ko bị nhiễm độc, tránh tia xạ, khói thuốc lá để giảm nguy vơ về sau.
Những phụ nữ này khi mang thai lại cần bổ sung nhiều acid folic sẽ làm giảm đi nguy cơ thai lưu về sau, đặc biệt phụ nữ trước khi mang thai cần sử dụng acid folic tối thiếu trước 1 tháng trước khi dự định mang thai.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến nguyên nhân gây thai lưu.
Bác sĩ có lời khuyên nào để giúp các chị em phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai và đang mang thai phòng tránh nguy cơ bị thai lưu không?
Người phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai cần biết rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sinh ra những em bé hoàn toàn khoẻ mạnh. Vẫn có thể có những bất thường, vẫn có thể có tình trạng thai lưu.
Y học hiện nay rất phát triển. Tỷ lệ thai chết lưu hiện đã giảm nhiều. Tuy nhiên, hiện tại vẫn không loại trừ hoàn toàn thai chết lưu. Có nhiều trường hợp thai chết lưu, nhất là những thai gần ngày sinh, khi sinh em bé ra, làm tất cả các xét nghiệm, kể cả tử thiết (giải phẫu tử thi em bé) cũng không thể tìm ra nguyên nhân của thai chết lưu.
Như vậy, chúng ta làm được gì? Trước khi có dự định mang thai cần được kiểm tra tiền sản, chích ngừa đầy đủ, bổ sung các loại vitamin phù hợp, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi (chó mèo …có thể lây truyền ký sinh trùng), cùng việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh thì nguy cơ thai lưu sẽ hạn chế xảy ra hơn. Khi có thai, cần theo dõi khám thai định kỳ, giảm stress. Nhưng trường hợp được xác định thai kỳ nguy cơ cao, cần được thăm khám thường xuyên hơn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Xin cám ơn bác sĩ Nguyễn Hữu Trung về những chia sẻ ngày hôm nay!
Tin liên quan
Bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo về thói quen ăn uống của các mẹ bầu hiện nay.
Bà mẹ này vô cùng bất ngờ khi nhận kết quả siêu âm.
Người dân tộc Thái rất xem trọng chuyện kiêng cữ sau sinh của sản phụ.
Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia
Nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.