Dù câu nói này được bác sĩ thốt ra với giọng điệu nhẹ nhàng, nó lập tức khiến sắc mặt của người chồng thay đổi. Anh bắt đầu nghi ngờ liệu vợ mình có đang giấu giếm điều gì.
Trong thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe và chuẩn bị tinh thần cho ngày đón con chào đời là điều quan trọng với mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, những trải nghiệm trong quá khứ, như từng phá thai hoặc mang thai không thành công, có thể để lại dấu vết trên cơ thể mà bác sĩ dễ dàng nhận ra trong quá trình thăm khám. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của mẹ mà còn tiềm ẩn những nguy cơ với thai nhi nếu không được chăm sóc đúng cách.
Câu chuyện dưới đây là lời nhắc nhở cho các mẹ bầu về việc chăm sóc bản thân trước và trong thai kỳ, cũng như sự cần thiết của việc chia sẻ thông tin sức khỏe với bác sĩ để có sự hỗ trợ tốt nhất.
Trương Lệ, một người mẹ trẻ sống tại Quảng Đông, Trung Quốc mang thai đứa con đầu lòng. Sức khỏe của cô trong thai kỳ ổn định, mọi kết quả kiểm tra đều cho thấy cô đủ khả năng sinh thường. Tuy nhiên, vào ngày dự sinh, do cơn đau chuyển dạ quá sức chịu đựng, cô buộc phải chuyển sang sinh mổ. Sau nhiều giờ phẫu thuật căng thẳng, cô đã hạ sinh 1 bé trai khỏe mạnh, mang lại niềm vui lớn cho cả gia đình.
Trương Lệ hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.
Tuy nhiên, ngay sau ca mổ, bác sĩ đã nói với chồng cô: "Vợ anh dường như đã từng phá thai trước đây. Trong thời gian ở cữ, hãy chăm sóc cô ấy cẩn thận để cơ thể nhanh hồi phục”.
Dù câu nói này được bác sĩ thốt ra với giọng điệu nhẹ nhàng, nó lập tức khiến sắc mặt của người chồng thay đổi. Anh bắt đầu nghi ngờ liệu vợ mình có đang giấu giếm điều gì. Không chỉ anh, chị gái của anh cũng cảm thấy khó chịu. Tuy cố giữ thái độ lịch sự khi trả lời bác sĩ, nhưng ngay sau đó, sự nghi ngờ đã lan rộng trong gia đình.
Câu nói của bác sĩ khiến cả gia đình Trương Lệ nghi ngờ cô.
Trở về nhà, người chồng không thể kìm nén được cảm xúc. Anh đối mặt trực tiếp với vợ, yêu cầu cô giải thích: "Tại sao em lại giấu anh? Em từng mang thai trước đây sao? Đứa bé này thực sự là con anh chứ?".
Những câu hỏi của anh như lưỡi dao đâm vào trái tim Trương Lệ. Cô vừa đau lòng, vừa tức giận vì bị chồng nghi ngờ. Điều đáng buồn hơn, chị gái chồng không những không đứng về phía cô mà còn buông lời cay nghiệt.
Những lời chỉ trích nặng nề khiến Trương Lệ hoàn toàn suy sụp. Trong khi cô cần sự ủng hộ từ gia đình chồng, thì mọi người lại quay lưng với cô, khiến không khí gia đình ngày càng căng thẳng. Mâu thuẫn đỉnh điểm khiến cô quyết định bế con về nhà mẹ đẻ, chờ sức khỏe hồi phục rồi mới nghĩ đến hướng giải quyết tiếp theo.
Làm sao bác sĩ biết người vợ từng phá thai?
Theo các chuyên gia y tế, việc phá thai hoặc mang thai trước đó có thể để lại những "dấu vết" trên cơ thể phụ nữ mà bác sĩ có kinh nghiệm dễ dàng nhận ra. Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy:
1. Dấu vết ở bụng
Phụ nữ từng mang thai, dù chỉ trong thời gian ngắn, có thể để lại vết rạn da hoặc thay đổi trên vùng bụng. Những dấu hiệu này thường không biến mất hoàn toàn, và bác sĩ dễ dàng nhận biết khi kiểm tra.
2. Dấu hiệu của tổn thương phụ khoa
Quá trình phá thai có thể gây tổn thương đến tử cung và các cơ quan sinh sản. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, phụ nữ có nguy cơ bị viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa mãn tính, từ đó để lại dấu hiệu rõ rệt khi mang thai lại.
3. Thay đổi ở cổ tử cung
Phá thai thường đi kèm với việc giãn nở cổ tử cung để thực hiện thủ thuật. Điều này khiến cổ tử cung không thể trở lại trạng thái ban đầu, trở nên lỏng lẻo hơn. Bác sĩ phụ khoa có thể nhận thấy những thay đổi này qua kiểm tra y tế.