Quả có thể tồn tại trên cây trong thời gian lên đến 8 tháng nên có giá trị làm cảnh rất cao.
Cây cảnh hồng đá hay còn gọi là cây hồng đá cẩm thạch có tên tiếng Anh là Diospyros cathayensis hoặc Cathay persimmon. Đây là cây thân gỗ có hình dáng đẹp, thân thẳng khỏe, xoắn tự nhiên, vỏ màu xám xù xì, tạo nên một vẻ ngoài độc đáo.
Lá có hình bầu dục với màu xanh đậm, mọc dày đặc, kết cấu dai và bóng, tạo cho người ta cảm giác sảng khoái, tràn đầy sức sống. Hoa thường nở vào tháng 4, tháng 5 nhưng hình dáng hoa không mấy ấn tượng.
Loại cây này thường ra quả vào tháng 8, khi chưa chín có màu xanh và sau đó chuyển dần sang màu vàng cam. Cây thường cho rất nhiều quả, cuống quả khá dài, kết hợp với sắc vàng mà khi buông xuống trông giống như treo vàng trên cây, rất bắt mắt. Đặc biệt, quả có thể tồn tại trên cây trong thời gian lên đến 8 tháng nên có giá trị làm cảnh rất cao.
Trong phong thủy, cây hồng đá mang nhiều ý nghĩa cát lành. Cây có tán lá sum suê, phần gốc liền bệ liền rễ tượng trưng cho sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
Cây sai quả, treo lúc lỉu ngụ ý tài lộc, vàng bạc đến nhà cũng như mang ý nghĩa nhiều con cái, nhiều phcú lộc. Cây cảnh này có tuổi thọ rất cao, có thể tồn tại cả trăm năm nên nó còn tượng trưng cho sự trường thọ. Chính vì vậy mà nhiều người giàu có rất thích trồng cây hồng đá trong nhà để thu hút tài lộc, gia đình thịnh vượng và có cuộc sống giàu có sung túc.
Cách trồng và chăm sóc cây hồng đá
Phương pháp nhân giống chủ yếu của cây hồng đá là ghép cành. Khi áp dụng phương pháp này, cần lưu ý cây hồng có chứa tannin, dễ bị oxy hóa và đông cứng thành từng lớp, làm cản trở quá trình lành vết ghép. Vì vậy, để tăng tỷ lệ của cành ghép, cần tiến hành ghép vào thời kỳ nhựa cây ra ít.
Thời điểm tốt nhất để thực hiện việc này là từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, khi đó tỷ lệ sống sót là cao nhất.
Trong quá trình chăm sóc cây hồng đá, bạn nên chú ý tới những yếu tố sau:
- Đất trồng:
Bạn có thể trồng cây hồng đá bằng đất rừng hoặc đất vườn và trộn với một ít đá trân châu để tăng độ tơi xốp và thoáng khí. Nếu không, bạn cũng có thể thêm một ít rơm rạ hoặc mùn cưa vào đất trồng.
- Ánh sáng:
Cây hồng đá là loại cây ưa ánh sáng, nhưng với những cây mới mang về nhà, chúng tương đối mỏng manh nên bạn cần che nắng để cây thích nghi với môi trường sống. Điều này rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, nếu không cây có thể bị cháy nắng và héo rũ.
Sau khi cây phát triển ổn định, có thể từ từ nhận ánh sáng. Trong quá trình bảo dưỡng, hãy đặt cây ở nơi có nhiều nắng, nhưng vào mùa hè nắng gắt nên che nắng cho cây.
- Tưới nước:
Cây hồng đá thích phát triển trong môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên, cây cảnh này có khả năng chịu úng kém nên tốt hơn hết, hãy bổ sung nước cho cây khi đất khô hẳn. Tránh tưới quá nhiều kẻo tích tụ nước, gây thối rễ.
Bạn cũng có thể phun nước xung quanh cây để cải thiện vẻ ngoài của quả.
- Bón phân:
Bất kỳ loại cây nào cũng cần chất dinh dưỡng trong thời kỳ sinh trưởng, và cây hồng đá không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu muốn cây phát triển tốt hơn, ngoài ánh sáng và nước thì việc bón phân cũng rất quan trọng.
Giai đoạn đầu ra hoa, cần bón thêm một số loại phân bón kích thích ra hoa như phân lân và kali để hoa nở nhiều, từ đó tăng tỷ lệ quả. Bón 20 ngày/lần.
Trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng nên bón phân 2 lần bằng loại phân có hàm lượng đạm cao để cây phát triển tốt hơn.