Nếu vẫn quyết định trồng nha đam, bạn cần chú ý những điểm sau trong quá trình chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh.
Nha đam từng được nhiều người coi là loài cây cảnh “đa năng” vừa có thể trang trí nhà cửa, dùng làm món ăn, thậm chí còn có tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng nhiều người yêu hoa bắt đầu tránh xa nha đam, thậm chí còn đưa nó vào “danh sách đen” không trồng làm cảnh trong nhà vì 3 lý do này.
1. Tăng trưởng chậm, gây khó chịu
Một trong những niềm vui của việc trồng hoa là được ngắm chúng lớn nhanh và nở rộ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nha đam thật đáng thất vọng.
Những loại hoa khác trồng ở nhà có thể phát triển thành cây lớn trong thời gian ngắn, thậm chí lấp đầy cả chậu hoa, nhưng nha đam dường như sẽ giữ nguyên trạng thái ban đầu mãi mãi. Tốc độ tăng trưởng chậm này có thể gây nản lòng cho người yêu hoa.
2. Mép lá có gai khá cứng, có thể gây nguy hiểm
Mép lá nha đam thường được bao phủ bởi những chiếc gai nhọn, đó là cơ chế bảo vệ riêng của nó. Tuy nhiên, những chiếc gai này lại gây phiền toái cho chúng ta. Khi bảo dưỡng nha đam không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với lá cây như cắt tỉa, tưới nước, bón phân và các thao tác khác, lúc này bạn rất dễ bị gai đâm vào tay.
Nếu có trẻ em trong nhà, nếu chẳng may chạm phải những chiếc gai này thì khả năng bị thương rất cao. Đó chính là lý do khiến nhiều người đưa nha đam vào “danh sách đen” để tránh những nguy hiểm không đáng có.
3. Khả năng chịu lạnh kém, dễ bị tê cóng vào mùa đông
Nha đam có khả năng chịu lạnh rất kém, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc, nơi có nhiệt độ thấp vào mùa đông là một thách thức lớn đối với nha đam. Nếu cây không được chuyển vào nhà để giữ ấm vào mùa đông, lá của nó có thể bị tê cóng hoặc thậm chí bị thối.
Thay vì gặp nhiều rắc rối như vậy, nhiều người đã chọn một số loài hoa có khả năng chịu lạnh tốt để đỡ lo lắng và tốn công sức.
Nếu vẫn quyết định trồng nha đam, bạn cần chú ý những điểm sau trong quá trình chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh:
- Nha đam cần đủ ánh sáng nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp mạnh, nhất là vào buổi trưa mùa hè nên che nắng cho cây. Bạn có thể kéo một lớp lưới che nắng hoặc rèm che để tránh làm cháy lá do ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Khi tưới nha đam không nên tưới quá nhiều nước một lúc. Đợi cho đến khi đất khô rồi hẵng tưới nước. Vào mùa hè, tốt nhất nên tưới nước vào buổi sáng hoặc buổi tối, tránh thời điểm nhiệt độ cao vào buổi trưa để tránh nhiệt độ nước quá cao làm bỏng rễ.
- Trong thời kỳ nha đam sinh trưởng mạnh, bạn có thể bón một ít phân bón hoai mục với lượng thích hợp, nên bón phân loãng. Thêm một ít nước sau khi bón phân để giúp phân hấp thụ tốt hơn.
- Nếu không khí ở khu vực của bạn tương đối khô, bạn nên dùng bình xịt phun một ít nước xung quanh cây nha đam để tăng độ ẩm không khí, giữ cho lá tươi sáng và ngăn lá chuyển sang màu vàng.