Trong phong thủy, việc trồng cây cối trước cửa nhà rất được xem trọng vì đây là nơi đón lộc vào nhà.
Từ xưa, cây khế đã rất quen thuộc với người Việt, nó xuất nhiều nhiều trong trong văn, thơ, truyện cổ tích. Trồng cây khế không chỉ che mát mà nó còn cho quả để ăn. Quả khế giòn, có vị chua hoặc vị ngọt tùy vào giống khế. Nếu ngọt có thể ăn trực tiếp như một loại trái cây, nếu chua có thể dùng để ăn kèm với những món ăn khác hoặc kho cá, làm mứt,…
Không những vậy, toàn thân cây khế đều là thuốc. Quả khế còn chữa được nhiều bệnh như hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ, lợi tiểu… Lá của cây khế chua còn có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa mề đay, dị ứng,…
Vỏ thân và vỏ rễ cây khế giúp điều trị đau khớp, viêm dạ dày và đau đầu mạn tính. Hoa khế trị ho, bổ thận, sốt rét, ho khan, ho đờm và kiết lị.
Trồng một cây khế trước nhà con cháu lắm phúc nhiều lộc?
Trước đây, người ta thường dùng cây khế với mục đích lấy quả và che bóng mát. Nhưng nhiều năm gần đây, nhiều người lại trồng cây khế trong chậu, tạo dáng bonsai đẹp mắt bởi ý nghĩa phong thủy của nó.
Cụ thể theo quan niệm dân gian, đây là loại cây thể hiện sự thẳng thắn, thật thà, ngay thẳng. Hoa và quả kết thành từng chùm nên tượng trưng cho sự đoàn kết, sum vầy. Quả khi chín có màu vàng sáng rực nên tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc thịnh vượng.
Do đó, nhiều người tin rằng trồng cây khế trong sân vườn hoặc trước cửa nhà sẽ mang lại phú quý, giúp gia chủ đại cát đại lợi, con cháu lắm phúc nhiều lộc, giàu sang đời đời.
Tuy nhiên trong phong thủy, việc trồng cây cối trước cửa nhà rất được xem trọng vì đây là nơi đón lộc vào nhà. Nếu trồng cây quá to, chắn lối đi thì sẽ cản trở những luồng dương khí, tài lộc vào nhà.
Trong khi đó, cây khế cao khoảng 3 – 5m, là loại cây lớn, cành lá sum suê nên khi trồng trước nhà gia chủ cần phải cân nhắc. Nếu khoảng đất đủ rộng, có thể trồng cây khế trước nhà. Nếu đất hẹp, không có diện tích, bạn cũng có thể trồng cây khế bonsai được trồng trong chậu, như vậy sẽ dễ cắt tỉa và ít tốn diện tích đất hơn.
Trong phong thủy, không phân biệt trồng cây khế chua hay khế ngọt, cả hai loại đều mang lại tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên nếu thích “vận theo chữ”, bạn có thể chọn trồng cây khế ngọ để thể hiện sự ngọt ngào, ấm áp, mong cầu gia đình hạnh phúc, viên mãn.
Người tuổi nào hợp trồng cây khế nhất?
Vì mang ý nghĩa phong thủy tốt lành nên cây khế phù hợp với tất cả các mệnh. Nhưng cây có thân màu nâu, lá màu xanh, khi chín quả có màu vàng tươi nên thích hợp nhất với những người mệnh Thổ và mệnh Hỏa.
Người thuộc hai mệnh này trồng cây khế trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc đức gấp bội. Gia chủ sẽ luôn ăn nên làm ra, ngày càng giàu có hơn, con cháu đời đời giàu sang.
*Thông tin phong thủy trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Cách trồng và chăm sóc cây khế
Cây khế khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Phương pháp nhân giống phổ biến nhất là ghép và chiết cành khế, vì những phương pháp này dễ thực hiện, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao. Hoặc, bạn có thể mua sẵn cây con bán tại các cửa hàng cây giống, cây cảnh về trồng trực tiếp xuống đất.
Cây khế tuy có sức đề kháng cao, không tốn nhiều công chăm sóc, nhưng muốn cây phát triển tốt, kết quả nhiều thì bạn cần chú ý tới những yếu tố sau:
- Đất trồng: Cây khế không kén đất trồng, nhưng phù hợp nhất là đất mùn tơi xốp với độ pH 5.5. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm phân chuồng, mùn hữu cơ,… vào đất để thêm chất dinh dưỡng.
- Ánh sáng: Cây khế ưa nắng nên hãy chọn trồng ở những nơi có nhiều nắng. Nhưng nếu trồng trong sân vườn, không nên trồng gần bờ rào, gần nhà vì cây khế là cây cổ thụ, bộ rễ đâm sâu. Nếu trồng quá gần tường, nhà thì có thể gây nguy hiểm khi cây gãy, đổ.
- Tưới nước: Cây khế cần được tưới nước đều đặn mỗi ngày. Nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, nên phun sương cho lá cây để giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm.
- Cắt tỉa: Cây cao lên tầm khoảng 1 mét thì nên cắt tỉa cành sâu bệnh, khô héo. Đồng thời nên cắt những сành quá dày cho tán cây thông thoáng. Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.
Ngoài ra, bạn cũng nên quét vôi bão hòa vào gốc cây để ngăn bọ đục khoét khi tới mùa hanh khô. Từ ngày 20 trở đi, cách vài tháng thì bón thêm phân hữu cơ và phân chuồng 1 lần.