Kiệu Nữ tướng vào đến sân rồng đền Thượng, người dân tập trung vây quanh để ngắm vẻ đẹp của tướng bà.
Lễ hội đền Gióng năm nay làm sớm hơn mọi năm nên từ khoảng 5h sáng 27/1 (tức mùng 6 Tết), sáu thôn đã rước lễ vật từ đình làng đến đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội). Năm nay, bé gái 12 tuổi thôn Yên Tàng làm “Nữ tướng” đến sớm nhất.
Kiệu “Nữ tướng” dừng chân dưới chân đền Thượng nhiều người dân, du khách ngắm, chụp ảnh và “phát vốn’ cho “Nữ tướng”.
Bé Nguyễn Thị Huyền Trang, 12 tuổi (thông Yên Tàng) được chọn làm “Nữ tướng” với gương mặt sáng sủa, ưa nhìn, phẩm chất đạo đức tốt, gia đình gương mẫu, con ngoan, trò giỏi, được thầy cô, bạn bè yêu quý…
“Nữ tướng” – nhân vật đặc biệt tại lễ hội Gióng nên được sự quan tâm của mọi người, nhiều người dùng điện thoại để quay lại clip.
6h30, nghi lễ hội Gióng bắt đầu (sớm hơn mọi năm 30 phút), dân làng các thôn tập hợp thành các đoàn tế lễ chuẩn bị chờ tới lượt dâng lễ lên sân rồng, đền Thượng.
Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ). Đây là một vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho cây gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.
Giò hoa tre được đưa vào bên trong đền Thượng, BTC chia ra làm 3 nơi để phát lộc cho đại biểu, du khách. Năm nay, người dân không được vào bên trong để xin lộc.
Giò hoa tre được bảo vệ nghiêm ngặt từ đền Thượng xuống đền Hạ, nhiều thanh niên thôn khác hò reo, định vào cướp nhưng lực lượng công an và những thanh niên rước kiệu thôn Vệ Linh đã ngăn cản.
Lễ trầu cau của thôn Dân Tảo sau khi dâng lễ thánh được mang xuống đền Hạ.
Tuy nhiên, làm lễ được mấy phút, hàng chục thanh niên, phụ nữ, người già… lao vào cướp lộc trầu cau trước sự ngăn cản của lực lượng công an. Giò trầu cau hết sạch sau vài chục giây.
Lễ hội là rước ‘Nữ tướng” vào sân rồng đền Thượng được người dân, du khách rất quan tâm bởi nhiều người thích ngắm vẻ đẹp của “tướng bà”.
“Tướng bà” vào lễ thánh bên trong đền Thượng.
“Nữ tướng” được bảo vệ nghiêm ngặt không để người dân thôn khác “cướp”.