Ông nội của Yasir Ferry Ismatrada đã phát minh ra món mì bẩn và mở một nhà máy ở Yogyakarta, Indonesia để sản xuất. Nhưng tối đa hóa lợi nhuận chưa bao giờ là mục tiêu của ông. Ông chỉ muốn cung cấp công ăn việc làm cho người dân địa phương đồng thời làm ra những món ăn ngon.
Ông Yasir Ferry Ismatrada, người đang kế thừa và trực tiếp quản lý xưởng làm “mì bẩn” gia truyền ở Yogyakarta cho biết về nguồn gốc tên gọi này: Bởi nhựa của củ sắn, một trong các nguyên liệu còn bám lên sợi mì tạo nên màu nâu thay vì trắng hoặc vàng như các loại mì bình thường. Ông nội của Ismatrada chính là người sáng chế ra món “mì bẩn” này cách đây 80 năm. Mục tiêu lớn nhất của xưởng mì vào thời điểm đó không phải là lợi nhuận mà để tạo việc làm cho những lao động địa phương đang gặp khó khăn vì thiếu lương thực.
Món “mì bẩn” không thay đổi công thức trong 80 năm qua.
Dù có cơ ngơi vững vàng nhưng ông Ismatrada vẫn ngày ngày làm việc bên cạnh các công nhân, duy trì phương châm của ông nội là góp phần vào công tác xã hội hơn là lợi nhuận. Xưởng mì có 30 công nhân đều là người địa phương, hầu hết có tuổi đời từ 40-70 được cơ hội làm việc cho như nhau và không lo bị cho nghỉ việc hay đến nghỉ tuổi hưu.