Bé trai 10 tuổi nhìn trộm nhà vệ sinh nữ, mẹ đứa trẻ nói câu gây sốc: “Đã chạm gì đâu”

Kiều Trang - Ngày 31/08/2024 06:14 AM (GMT+7)

Phản ứng của người mẹ trước hành vi sai trái của con trai khiến ai nghe cũng tức điên.

Nhiều bố mẹ thường ngụy biện “trẻ con thì biết gì”, thực ra biết hay không là do bố mẹ nuôi dạy. Mỗi gia đình sẽ có cách yêu thương con khác nhau, nhưng nếu vì yêu thương mà chiều chuộng và giáo dục con một cách mù quáng thì là đang làm thui chột tương lai trẻ.

Tương tự như câu chuyện dạy con của một bà mẹ ở Hà Nam (Trung Quốc) đã khiến cộng đồng mạng không khỏi xót xa, bởi từ phản ứng của chị mà nhiều người dự đoán được cậu con trai đã lớn lên trong môi trường gia đình ra sao. Cụ thể sự việc được Sohu đưa tin với nội dung, tối 24/8, một người phụ nữ đi vệ sinh khi đang dùng bữa tại nhà hàng lẩu thì phát hiện một bé trai khoảng 10 tuổi đang lảng vảng trước cửa nhà vệ sinh nữ và định ngó vào trong. 

Bé trai 10 tuổi nhìn trộm nhà vệ sinh nữ, mẹ đứa trẻ nói câu gây sốc: “Đã chạm gì đâu” - 1

Sau khi nhận thấy điều bất thường, người phụ nữ liền quay phim cậu bé nhìn trộm. Cậu bé sau đó được phát hiện và bỏ trốn khỏi hiện trường. Cô kể lại sự việc cho bạn trai của mình, mong tìm được bố mẹ cậu bé và nhắc nhở họ có sự giáo dục đàng hoàng, uốn nắn con cẩn thận hơn.

Tuy nhiên, khi cặp đôi liên hệ được với mẹ cậu bé thì ngay lập tức vấp phải sự phản ứng kịch liệt. Mẹ của đứa trẻ cho rằng hành vi của con trai mình là vô ý, và ra sức bảo vệ con với những lý lẽ như "đứa trẻ vẫn còn nhỏ" và "thằng bé đã đụng chạm gì đâu". Dù người phụ nữ đã đưa ra bằng chứng là đoạn video được bản thân quay lại, nhưng mẹ cậu bé này vẫn kiên quyết giữ quan điểm của mình, và không thừa nhận hành vi kém chuẩn mực của con trai.

Bé trai 10 tuổi nhìn trộm nhà vệ sinh nữ, mẹ đứa trẻ nói câu gây sốc: “Đã chạm gì đâu” - 2

Quá tức giận, người phụ nữ quyết định chia sẻ câu chuyện này lên mạng để nhắc nhở các bậc phụ huynh về ý thức giáo dục con. Đoạn video sau khi được tung ra đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý rộng rãi và thảo luận sôi nổi của cư dân mạng. Ai cũng lên án hành vi của cậu bé, cho rằng hành vi này không chỉ trái đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. Phẫn nộ với hành vi của đứa trẻ 1 thì bức xúc trước thái độ của mẹ cậu bé 10. Các bậc phụ huynh đều cho rằng sự bao che mù quáng của bà mẹ trong tình huống này sẽ chỉ khiến con trai của mình càng đi vào con đường sai lầm.

Trên thực tế, khi nói đến việc con mắc lỗi, một số bậc cha mẹ sẽ có tâm lý rằng dù lỗi có lớn đến đâu thì cũng không thể công khai trước người ngoài, vì phải bảo vệ thể diện cho gia đình cũng như cho con. Nhưng sự bao bọc mù quáng này thực sự có hại cho trẻ. 

Trong quá trình trưởng thành, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, lời nói và việc làm của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những giá trị và thói quen ứng xử cho con. Ưu ái, che chở một cách vô tội vạ thay vì chỉ ra, sửa chữa lỗi lầm của trẻ càng sớm càng tốt là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của “những đứa trẻ nghịch ngợm”.

Như nhiều cư dân mạng nhận định, trẻ mắc lỗi không đáng sợ. Điều đáng sợ là cha mẹ biết con mình mắc lỗi mà vẫn cố gắng tìm mọi cách để bao che, dung túng cho con. Cha mẹ bây giờ dễ dãi, thì mai sau con sẽ rất khó sống trong xã hội, khó hình thành được những quan điểm đúng đắn về hành vi của mình và những giá trị đạo đức tốt đẹp, cuối cùng sẽ chỉ làm hại bọn trẻ mà thôi.

Khi con làm sai, có 2 điều bố mẹ cần làm, hãy ghi nhớ nó để giáo dục con tốt nhất:

Đừng tức giận với con, đây là cơ hội để dạy cho con hiểu

Bản chất trẻ con vốn nghịch ngợm, chúng thường tò mò với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là những trẻ hai hoặc ba tuổi. Với một thế giới nhiều đồ đạc như siêu thị, đây là một địa điểm lý thú để kích thích trí tò mò và mong muốn khám phá thế giới xung quanh của con trẻ. Do đó hầu hết các bậc cha mẹ đều không một phút giây thư thái khi đưa trẻ ra ngoài cùng. Ngoài những hiểm nguy rình rập như trẻ chạy lung tung lạc bố mẹ, va quệt... mặt khác cũng sợ trẻ phá phách làm hỏng đồ đạc xung quanh.

Thực tế, khi trẻ nhìn thấy một thứ đồ mới mẻ thường không thể kìm lòng mà muốn mang chúng theo. Do đó, nếu trẻ có hành động như vậy, cha mẹ hãy hiểu và đừng vội trách mắng trẻ ngay trước mặt những người xung quanh. Hãy nắm bắt cơ hội này để giáo dục trẻ. Bởi “trăm nghe không bằng một thấy", hành vi cụ thể sẽ hiệu quả hơn nhiều so với kịch bản suông mà chúng ta thường vẫn hay nói với “ra rả” với trẻ hằng ngày: Con không nên làm thế này, làm thế kia.

Khi trẻ mắc lỗi, chúng thật sự sẽ buồn và hối hận trong khoảnh khắc đó, và điều này sẽ khắc sâu ấn tượng của trẻ về điều đó. Do đó, nếu được cha mẹ dạy dỗ kịp thời, trẻ sẽ không bao giờ tái phạm.

Đừng bênh vực con trước mặt người khác, chỉ làm trẻ thêm ỷ lại

Trái với nhiều phụ huynh ngay lập tức quát mắng con, nhiều cha mẹ lại quay sang trách mắng cô nhân viên bán hàng. Vì cho rằng trẻ còn nhỏ và không hiểu chuyện, chúng có thể có một số hành động như vậy cũng là điều dễ hiểu. Thậm chỉ, nhiều người vì bênh vực con cái mà sẵn sàng đụng độ và xảy ra tranh chấp trực diện với người khác.

Điều này rất không đúng, việc mù quáng bảo vệ và bao dung cho trẻ chỉ khiến con trở nên ỷ lại và sẽ tiếp diễn hành động này vì chúng mặc định rằng đây là hành động được cha mẹ cho phép. Về lâu về dài, con sẽ hình thành thói quen khó bỏ và trở nên ngang bướng hơn. Bởi vì cha mẹ bảo vệ con cái một cách không đúng đắn, thay vì giúp trẻ đối mặt với những sai lầm của chính mình. Điều này chắc chắn có tác động không hề nhỏ đến việc hình thành tính cách của trẻ trong tương lai, những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều rất có thể sẽ có những lệch lạc về ý thức, dễ đi vào con đường sai lầm, sau này cha mẹ hối hận cũng đã muộn.

Đặc biệt, nếu cha mẹ sẵn sàng dung túng cho con mà xảy ra ẩu đả với người lớn, chúng sẽ có những ấn tượng không tốt, thậm chí có thể sợ hãi và để lại ảm ảnh tâm lý. Người lớn là tấm gương cho con cái, đừng vì chuyện nhỏ của con trẻ mà xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết