5 điều "khắc cốt ghi tâm" từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc

Ngày 01/07/2017 13:02 PM (GMT+7)

Bộ phim truyền hình “Sống chung với mẹ chồng” kết thúc để lại nhiều bài học quý giá giúp mọi người gìn giữ hạnh phúc gia đình.

“Sống chung với mẹ chồng” chính thức khép lại để lại cho người xem nhiều cảm xúc. Dù cái kết chưa thỏa lòng mong mỏi nhưng vẫn đủ giá trị nhân văn để người xem nhìn lại cuộc sống của chính mình.

Hạnh phúc gia đình vốn mong manh trước sóng gió của cuộc đời. Ai muốn đưa lại bình yên cho tổ ấm của mình nhất định không được bỏ qua 5 bài học được rút ra từ bộ phim truyền hình gây sốt này.

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 1

1. Nịnh được nhất thời nhưng không ai nịnh được cả đời

Khi bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” lên sóng, nhiều người ủng hộ quan điểm đối với mẹ chồng chỉ có một chữ thôi là “nịnh” – bí quyết được Trang (Thu Quỳnh) và dì Bích (Thanh Tú) truyền lại cho Minh Vân (Bảo Thanh).

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 2

Nhưng nịnh được nhất thời, ai nịnh được cả đời? Nàng dâu trong lòng luôn xem mẹ chồng là một người nguy hiểm cần phải có kế hoạch đối phó kỹ lưỡng nhưng ngoài mặt thì xoen xoét nói cười, nịnh bợ cho qua. Nếu ngay từ đầu không thật lòng đối đãi thì quan hệ tốt đẹp của mẹ chồng – nàng dâu sẽ giữ được bao lâu?

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 3

Trong phim này có hai “thánh nịnh” mẹ chồng là Trang và Diệp (Trang Cherry). Ban đầu cả hai được mẹ chồng hết mực yêu thương. Nhưng cuối cùng mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu đều rơi vào tình trạng căng thẳng. Mẹ chồng – con trai – con dâu đều bị tổn thương sâu sắc.

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 4

Hai nàng dâu dù nịnh mẹ chồng "thành thần" nhưng trong lòng luôn khó chịu, ghét bỏ mọi việc làm của người thân không cùng chung dòng máu này. Thời gian sống chung càng lâu, mặt nạ của các nàng rơi xuống, bộ mặt thật lộ ra khiến gia đình lục đục. Các nàng nịnh mẹ không phải vì muốn gia đình yên ấm, muốn mẹ chồng vui mà là để bản thân được thoải mái. 

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 5

Đến khi những toan tính của các nàng đạt được thì ngay lập tức trở về đúng suy nghĩ “khác máu tanh lòng”. Vì vậy, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không thể dùng từ “nịnh” để giải quyết mà phải chân thành, thật lòng xem là người thân mới có thể dễ dàng tha thứ, bao dung cho nhau. 

2. Con dâu là người ở tận đẩu tận đâu đón về nhưng sẽ là vợ của con mình, mẹ của cháu mình

Bà Phương (NSND Lan Hương “Bông”) luôn có suy nghĩ con dâu là người ngoài, không cưới người này thì cưới người khác cho con trai. Con dâu tuy là người dưng nước lã nhưng sẽ là người chăm sóc con trai và cháu của mẹ chồng trong những ngày tháng dài rộng phía trước. 

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 6

Những sóng gió trong tương lai, người động viên, giúp đỡ và cùng người đàn ông vượt qua nhất định sẽ là vợ chứ không phải là mẹ. Đặc biệt, vợ không đơn thuần chỉ là một người phụ nữ mà là người chiếm vị trí không thể thay thế trong lòng người đàn ông này. 

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 7

Có thể sau khi cưới, sống chung rồi xảy ra mâu thuẫn, hai vợ chồng nghĩ đến việc buông tay nhau nhưng nhiều khi mất đi rồi cả hai mới nhận ra người còn lại quan trọng như thế nào với mình. Mẹ chồng không ưng con dâu thì gây khó dễ và tác động ly hôn nhưng lại không trước lường được vị trí thực sự của người phụ nữ đó trong lòng con trai mình.

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 8

Hơn thế nữa, khi bố mẹ chồng già yếu, người sẽ chăm sóc, phụng dưỡng chắc chắn sẽ là con cái (con đẻ và con dâu). Nếu không đối tốt và yêu thương con dâu như con của mình thì sao có thể yêu cầu con dâu cũng đối xử với mình như bố mẹ đẻ? Suy cho cùng, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu chính là trao yêu thương nhận yêu thương, tình cảm này không thể duy trì nếu chỉ có một bên cho đi. 

3. Trong trận chiến mẹ chồng – nàng dâu, người có thể thay đổi tình thế chỉ có thể là người đàn ông bất đắc dĩ  

Mẹ chồng – nàng dâu đều yêu thương chung một người đàn ông và muốn mình là người quan trọng nhất trong lòng người đó. Vậy người đàn ông ở giữa ấy sẽ phải bảo vệ ai khi mẹ chồng – nàng dâu đại chiến?

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 9

"Chiến tranh leo thang” hay “hoà bình lập lại” đều phụ thuộc vào quyết định của người chồng trong thời điểm then chốt này. Người chồng quyết định bảo vệ vợ hoặc bảo vệ mẹ thì đều khiến người còn cảm thấy tủi thân vì mình không quan trọng, bị cho "ra rìa". 

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 10

Từng câu nói, suy nghĩ của người chồng - người con đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mẹ chồng và nàng dâu. Chỉ cần khéo léo thì cả hai người phụ nữ sẽ không tiếp tục đối đầu khiến người đàn ông này phải chịu tổn thương. Người đàn ông ở giữa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của mình, quyết đoán nhưng vẫn tinh tế trong ứng xử thì mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu sẽ được dung hòa.

4. “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”

Trong “Sống chung với mẹ chồng”, Thanh (Anh Dũng) là người đàn ông nhu nhược, vũ phu và “hợp mặc váy”. Tuy nhiên, anh trở thành “thằng đàn bà” lỗi phần nhiều là do cách giáo dục của mẹ. 

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 11

Một người con trai từ bé đã sống trong cuộc sống giàu sang, không phải lo nghĩ bất cứ điều gì, mẹ lại chăm bẵm từng li từng tí thì khó có thể trở thành người đàn ông độc lập, có bản lĩnh và quyết đoán. Chính sự nuông chiều mù quáng của người mẹ đã khiến con trai mình trở thành “một đứa trẻ mang thân xác người lớn”, sống cuộc đời thụ động. 

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 12

Bố mẹ muốn con trưởng thành nhất định phải cho con cơ hội được ngã và tự đứng lên. Yêu thương, bảo bọc sai cách chính là làm hại con của mình. Con thuyền ở nơi sóng yên biển lặng thì an toàn nhưng mãi mãi không thể biết được khả năng của mình đến đâu. 

5. Thất bại không phải là khi vấp ngã mà là ngã rồi mà không dám đứng lên

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 13

Các nhân vật trong “Sống chung với mẹ chồng” phải trải qua đổ vỡ trong chuyện tình cảm. Những tổn thương chồng chất khiến họ không dám mở lòng mình một lần nữa. Dù gặp được người tốt thì bóng ma của quá khứ cũng khiến họ không dám bước vào một hành trình mới.

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 14

Nhưng trong cuộc đời, ai cũng có những sai lầm, không thể chỉ vì một lần lựa chọn sai mà khép kín tương lai của mình lại. Minh Vân cuối cùng cũng tìm được người đàn ông của cuộc đời mình là thông điệp ý nghĩa tiếp thêm sức mạnh cho những người từng thất bại dũng cảm nắm lấy cơ hội mới trong cuộc đời. 

Kết

5 điều amp;#34;khắc cốt ghi tâmamp;#34; từ phim “Sống chung với mẹ chồng” để có gia đình hạnh phúc - 15

“Sống chung với mẹ chồng” là một bộ phim nhưng lại chứa nhiều tình tiết thực tế và bài học ý nghĩa khiến người xem phải trăn trở. Ai cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc và yên ấm nhưng có phải ai cũng đang bảo vệ tổ ấm của mình đúng cách? Yêu thương là cần thiết nhưng yêu thương sai cách sẽ làm tổn thương tất cả mọi người. 

Hoàng Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề NSND Lan Hương