Tại sao nhiều phụ nữ bị bạo hành nhưng vẫn không rời đi?

An Chi - Ngày 31/05/2024 00:01 AM (GMT+7)

Chuyên gia nhận định, có nhiều lý do khiến những người phụ nữ dù bị bạo hành vẫn không rời đi, phần lớn bắt nguồn từ tư tưởng, sức nặng kinh tế và nỗi sợ bị chê cười.

Theo số liệu thống kê của Bộ VHTTDL, mỗi năm có khoảng hơn 36,5 nghìn vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Trong đó, hơn 70% nạn nhân là phụ nữ, trẻ em chiếm 15% và người già khoảng 10%. Số liệu trên được thu thập từ các trường hợp bị phát hiện. Ngoài ra, nhiều trường hợp chưa phát hiện/bị giấu giếm vẫn diễn ra hằng ngày.

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến sức khỏe của nạn nhân mà còn gây tổn thất về kinh tế, thậm chí để lại di chứng, sự bất ổn tâm lý đối với người bị hại hoặc người chứng kiến. Dù biết nó gây hậu quả nặng nề, song nhiều người vẫn cam chịu hoặc thỏa hiệp để "sống chung" với bạo lực, nhẫn nhịn lâu dần trở thành quen.

Khi thủ phạm hoặc nạn nhân là người nổi tiếng, ví dụ như trường hợp người mẫu Lâm Minh bị chồng là Decao "tác động vật lý", câu chuyện được nhiều người chú ý hơn. Song trong cuộc sống hằng ngày, vẫn có nhiều người phụ nữ bị bạo hành nhưng giấu giếm, vì thế nó càng trở thành "vấn nạn" cần được quan tâm.

Theo thống kê, có hơn 70% nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình là phụ nữ.

Theo thống kê, có hơn 70% nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình là phụ nữ.

Khởi nguồn của bạo lực: Lỗi thuộc về ai?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, điển hình như tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới, thiếu kỹ năng ứng xử. Đặc biệt, vấn đề nhận thức về quyền con người, bình đẳng giới, về pháp luật còn hạn chế trong xã hội ngày nay, nhất là ở khu vực nông thôn, các khu vực chưa phát triển.

Những quan điểm dĩ hòa vi quý, một sự nhịn chín sự lành,… cũng khiến bạo lực gia đình ngày càng nghiêm trọng hơn. Tâm lý nhịn nhục, bao che, không khai báo, sợ bị chê cười của nạn nhân lâu dần bị lấn lướt bằng ngôn từ, hành động. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có thể xuất phát từ thủ phạm là người mang tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập,...

Dù đa số nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ, họ vẫn chấp nhận chịu đựng, thậm chí xem đó là một tình huống bình thường trong đời sống. Những người này thường có suy nghĩ: vợ chồng sẽ có lúc cơm không lành canh không ngọt, nên thấu hiểu và tha thứ cho bạn đời,...

Tại sao nhiều phụ nữ bị bạo hành nhưng vẫn không rời đi? - 2

Bởi mang tư tưởng đó, nhiều phụ nữ bị bạo hành nhưng vẫn không rời đi. Về vấn đề này, Tiến sĩ Hà Thanh Vân - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam chia sẻ: "Nhiều phụ nữ bị ảnh hưởng bởi những quan điểm lạc hậu như cho rằng người chồng có quyền hơn mình, hay nhịn để cố giữ cho gia đình hoàn hảo, cho con cái có đầy đủ cha mẹ. Thậm chí còn có thể bị người chồng hay người yêu thao túng tâm lý, điều khiển sống theo ý muốn của kẻ gây ra bạo lực!

Nên chú ý là không chỉ có bạo lực thể xác mà còn có bạo lực tinh thần rất tinh vi. Nhiều người phụ nữ không rời đi vì nghĩ đó chỉ là những lời chửi mắng, chồng mình không phải kẻ vũ phu… Và một nguyên nhân quan trọng nữa là phụ nữ lệ thuộc vào kinh tế người chồng hay người yêu, lo lắng sẽ lâm vào cảnh thiếu thốn, không lo được cho bản thân mình và con nếu ra đi".

Nữ Tiến sĩ cũng phản bác quan điểm vì giữ thể diện mà giấu giếm tình trạng bị bạo hành. Cô nói: "Tôi nghĩ với bạo lực gia đình thì không thể vì giữ thể diện mà giấu. Phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề của mình và nói ra, tìm cách trợ giúp từ người thân, bạn bè, luật pháp nếu cần. Bởi vì có nhiều trường hợp đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc (tử vong, thương tật suốt đời…) khi người phụ nữ âm thầm chịu đựng một mình".

Người mẫu Lâm Minh vừa qua đã lên tiếng khi bị chồng là Decao tác động vật lý.

Người mẫu Lâm Minh vừa qua đã lên tiếng khi bị chồng là Decao "tác động vật lý".

Nhẫn nhịn để con có một gia đình hạnh phúc: Tư tưởng lạc hậu hay lời bào chữa lỗi thời?

Thực chất ngày nay, nhiều người cũng đã nhận thức tầm quan trọng của bạo lực gia đình, có kiến thức hơn và không dễ dàng chấp nhận việc mình bị khinh khi, chèn ép. Vì thế, một số phụ nữ chọn cách lên tiếng hoặc rời đi thay vì nhẫn nhịn như nhiều người khác.

Chuyên gia Hà Thanh Vân cho rằng vì họ trẻ nên nhận thức thay đổi, tiến bộ hơn, hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình hơn theo sự phát triển đi lên của xã hội Việt Nam.

"Ngoài ra, hiện nay nhiều phụ nữ trẻ cũng tự lập, tự chủ về kinh tế. Nên họ sẽ chọn cách rời đi thay vì phụ thuộc vào người đàn ông. Đồng thời nhiều phụ nữ trẻ bây giờ cũng nắm rõ những vấn đề có liên quan đến bạo lực gia đình, và họ có cách xử sự phù hợp khi rơi vào hoàn cảnh đó", nữ Tiến sĩ nói.

Bàn về quan niệm người phụ nữ luôn cố gắng chịu đựng để con cái có gia đình đầy đủ, Tiến sĩ Hà Thanh Vân thẳng thắn: "Tôi cho rằng đó là quan điểm hết sức lạc hậu. Vì con cái sinh ra và lớn lên trong một bầu không khí bạo lực thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách, đến tâm lý khi còn nhỏ và dấu ấn này sẽ còn theo mãi đến khi trưởng thành. Bạo lực gia đình có tác động xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức của trẻ em. Nếu trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình thì phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần, rất dễ có những phản ứng tiêu cực khi trưởng thành, có thể dẫn đến những chấn thương tâm lý có khi kéo dài cả cuộc đời".

Cô nói thêm: "Trẻ em thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập với cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán nản, học hành sa sút, dễ mắc bệnh trầm cảm, mắc những tệ nạn xã hội. Có nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm tới 91%, gây tổn hại về sức khỏe, thể chất là 87,5% và gây tổn thương về tâm lý, tinh thần chiếm 89,4%. Thế nên phụ nữ hãy tự cứu lấy mình và con cái của mình khi phải sống trong môi trường bạo lực".

Sơ hở là chữa lành
Từ "chữa lành" được sử dụng tràn lan đang dần trở nên biến tướng với những mặt tối. Theo chuyên gia, từ này đang bị lạm dụng, nhiều đến mức mất dần đi...

Chạm

Theo An Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

"Anh có biết điều em tự hào nhất ở bản thân mình là gì không? Chính là tất thảy những vết sẹo mà em đang mang. Chúng là lỗi lầm, là ngây...

"Tạm biệt búp bê thân yêu/ Tạm biệt gấu Misa nhé/ Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh/ Mai tôi vào lớp 1 rồi/ Nhớ lắm, quên sao được, trường mầm...

Tin bài cùng chủ đề Bạo hành gia đình