Loài kỳ nhông hang (hay còn gọi là manh giông) đã khiến giới khoa học sửng sốt với khả năng sống sót phi thường của mình.
Kỳ nhông hang vẫn sống khỏe dù bị bỏ đói đến 7 năm (Ảnh: Independent)
Nghiên cứu trên được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học ở Đại học Eötvös Loránd tại Hungary, đứng đầu là tiến sĩ Gergely Balázs, đối với 19 cá thể kỳ nhông hang sinh sống trong một hang động ngập nước ở miền đông Bosnia và Herzegovina.
Theo ông Balázs, nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật "bắt - đánh dấu - bắt lại" để theo dõi chuyển động của các cá thể kỳ nhông hang trong suốt 8 năm.
“Chúng gần như ở lỳ một chỗ, không hề di chuyển đi đâu khác.” Giáo sư Balázs cho biết trên tạp chí New Scientist.
Đặc biệt, một cá thể kỳ nhông vẫn sống khỏe dù chỉ nằm yên trên cùng một tảng đá, trong khoảng thời gian hơn 2.569 ngày.
Thực tế, điều này một phần được lý giải do kỳ nhông hang không sống theo đàn và ít khi trở thành con mồi cho các loài ăn thịt khác. Chúng chỉ ăn các loài giáp xác nhỏ như tôm, ốc sên, côn trùng và có thể nhịn đói tới vài năm.
Loài lưỡng cư này bị mù và sống hoàn toàn trong các môi trường bóng tối, như dưới lòng đất và dưới nước. Chúng chỉ di chuyển cho mục đích giao phối với chu kỳ 12 năm một lần.
Nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện này về kỳ nhông hang sẽ giúp hỗ trợ theo dõi những tác động của con người tới hệ thống hang động ngập nước:
"Hoạt động sinh sản thưa thớt kết hợp với nơi ở đặc biệt khiến loài vật săn mồi này dễ bị tổn thương, và là tín hiệu nhạy cảm về những tác động làm thay đổi môi trường của con người"