Shell Beach đúng như tên gọi của nó, nhìn đằng xa ai cũng ngỡ là bãi cát trắng phau nhưng khi lại gần đều bất ngờ và thích thú khi phát hiện bờ biển phủ đầy vỏ sò chứ không phải cát.
Shell Beach là bãi biển dài 60 km với hàng tỷ vỏ sò bồi đắp nằm ở vùng vịnh Shark, Western Australia.
Bãi biển độc đáo này thuộc Khu vực di sản thế giới Shark Bay của Australia, có tên gọi là Shell Beach (Biển vỏ sò). Đúng như tên gọi của nó, nhìn đằng xa, ai cũng ngỡ là bãi cát trắng phau nhưng khi đến gần, du khách đều phải ngạc nhiên và cực kỳ thích thú khi phát hiện bờ biển phủ đầy vỏ sò chứ không phải cát. Bờ biển thu hút khách du lịch này kéo dài khoảng 110 km, khiến nó giống như thể là một bãi biển vỏ sò song hành với biển cả, kéo dài vô tận. Và một điểm đáng lưu ý nữa là lớp vỏ sò không hề mỏng, nó rất dày, thậm chí một số điểm còn dày hơn 10 mét.
Với địa thế đặc trưng: Vịnh Sharky với hình móng ngựa là khu vực tập trung nhiều cỏ biển nhất thế giới, tạo thành một rào chắn tự nhiên khi thủy triều lên cao và rút. Song song với điều đó, khí hậu nơi đây ít mưa, nước biển bốc hơi nhiều khiến nồng độ muối ở đây cao gấp đôi mức bình thường ở biến Ấn Độ Dương. Vì vậy, ở vùng biển có độ mặn cao, cho phép các loài nghêu, sò phát triển.
Không bị cản trở bởi thủy triều và những con săn mồi hung hãn từ thiên nhiên, loài sò không ngừng sinh sôi phát triển và hàng nghìn năm trôi qua, hàng tỉ chiếc vỏ được mang vào bờ biển bồi đắp. Mặc dù những chiếc vỏ sò chỉ có kích thước vài milimet, nhưng loại vỏ sò sương này đã tạo nên một dải bờ biển tuyệt đẹp và độc đáo.
Trong suốt thế kỷ 19 - 20, người dân nơi đây đã từng sử dụng chúng để xây dựng nhà cửa, nhà hàng và nhà thờ bằng cách nén chúng lại. Nhưng hiện nay, khu vực này được bảo tồn sau khi vịnh Shark được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1991.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương cho phép các doanh nghiệp khai thác vỏ sò trên bờ biển này theo giấy phép đặc biệt để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn giàu canxi cho gia cầm, để làm đồ trang trí, hoặc rải vỏ sò ở những khu vực trồng rừng. Ngoài ra, gần đây thành phố Denham cũng khai thác những khối vỏ cứng như xi măng kể trên làm vật liệu xây dựng.
Khi những con sò chết đi, vỏ của chúng sẽ trôi dạt vào bờ, và quá trình này diễn ra trong hàng nghìn năm đã khiến bãi biển hoàn toàn được phủ kín bởi vỏ sò như hiện nay.
Vỏ sò nhiều đến mức chúng kết dính với nhau tạo thành một loại đá vôi đặc biệt gọi là coquina. Trải qua hàng trăm nghìn năm, hình thái kết dính này đã trở thành nguyên liệu đặc biệt cho người dân khu vực này xây dựng các công trình kiến trúc trong những thế kỷ trung đại.
Bãi biển Vỏ Sò cũng là điểm đến thu hút khách khi đến du lịch Australia. Du khách được khuyến cáo nên cẩn thận nếu muốn dạo bước bằng chân trần trên bãi biển, vì những mảnh vỡ vỏ sò có thể làm đau chân. Tuy nhiên, với nhiều người, việc được dạo bước trên lớp vỏ sò lạo xạo dưới chân, bên cạnh là đại dương xanh thẳm mang lại trải nghiệm rất khác biệt.