Nếu điện thoại Android có dấu hiệu chậm lại so với ngày mới mua, đừng lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể “phục hồi sinh lực” cho thiết bị.
Khi đầu tư cả chục triệu đồng cho một chiếc smartphone mới, bạn luôn hi vọng sẽ chạy nhanh cả đời. Tuy nhiên, thực tế không “ngọt ngào” như vậy. Bạn sẽ phải đối mặt với các dấu hiệu “lão hóa” của điện thoại như trễ, giật… sau một thời gian sử dụng. Khi ấy, hãy dùng các biện pháp dưới đây để tăng tốc cho thiết bị của mình.
Khởi động lại máy
Nhiều người không biết rằng thỉnh thoảng khởi động lại máy là một hành động tuy nhỏ nhưng giúp ích cho điện thoại rất nhiều, cũng giống như đối với máy tính vậy. Trước khi thử các mẹo khác, hãy tắt máy rồi khởi động lại.
Bảo đảm mọi thứ được cập nhật
Nếu điện thoại chạy chậm, rất có thể bạn chưa cài đặt phiên bản Android mới nhất. Truy cập Settings > About Device > Software update để kiểm tra có cập nhật mới nào không.
Xóa những thứ không cần thiết
Nếu điện thoại vẫn chậm, hãy xóa những tập tin bạn không cần đến nữa như các bức ảnh củ, bài hát cũ… Xóa bỏ chúng là một trong những cách dễ nhất để thiết bị chạy mượt như cũ.
Xóa bộ nhớ đệm
Điện thoại sẽ lưu lại một số hình ảnh hoặc dữ liệu nhất định gắn với ứng dụng để không phải tải chúng mỗi lần kích hoạt ứng dụng. Đây là một tính năng được chào đón của Android, đặc biệt khi bạn không muốn tiêu tốn nhiều dữ liệu. Dù vậy, khi bắt đầu thấy điện thoại chậm lại, có thể chính bộ nhớ đệm là nguyên nhân. Xóa bỏ chúng bằng cách vào Settings > Storage > Cached data.
Tắt hoặc giảm hiệu ứng động
Bạn có thể mở khóa hoàn toàn mục Thiết lập trên điện thoại để loại bỏ hiệu ứng động, làm máy chạy nhanh hơn. Truy cập Settings > About phong, cuộn xuống bạn sẽ thấy một mục là Build Number. Chạm vào mục này đúng 7 lần để mở ra tùy chọn nhà phát triển “Developer options” trong hệ thống. Trong màn hình mới, bạn sẽ thấy các mục như Windows animation scale, Transition scale, Animator duration scale. Chạm vào tất cả chúng rồi để ở chế độ 0,5x hoặc tắt đi. Bạn sẽ thấy tốc độ máy được cải thiện đáng kể.
Cài ROM mới
Khi cài một bản ROM bất kỳ, về cơ bản bạn sẽ thay thế các file hệ thống của Android bằng file mới với tính năng mới. Do Android là mã nguồn mở, bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa nó. CyanogenMod và AOKP là hai ROM phổ biến nhất. Nếu dùng điện thoại Android cũ và không được hỗ trợ cập nhật phiên bản hệ điều hành mới, cài ROM mới cho phép bạn chạy các phần mềm mới hơn trên điện thoại, đồng thời tăng tốc cho thiết bị. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải “root” Android để cài ROM và sẽ làm mất bảo hành.
Trình duyệt Chrome
Nếu phát hiện trình duyệt Chrome bị “giật”, có một cách để khắc phục. Bạn có thể cho phép ứng dụng dùng thêm bộ nhớ để chạy nhanh hơn. Chỉ cần mở Chrome, mở tab mới, gõ dòng sau vào thanh địa chỉ: chrome://flags/#max-tiles-for-interest-area. Một cửa sổ mới sẽ hiện ra cho phép bạn thay đổi bộ nhớ mà trình duyệt sử dụng. Tại đây, bạn lựa chọn “512” thay vì mặc định “128” nếu muốn tăng tốc Chrome.
Xem ứng dụng nào tốn điện nhất
Thông thường, các lỗi bất ngờ sẽ xuất phát từ một ứng dụng cụ thể. Vấn đề là rất khó để biết được ứng dụng nào là thủ phạm. Hãy sử dụng Watchdog Task Manager (miễn phí). Phần mềm này theo dõi năng lượng trên điện thoại và số tài nguyên mà một ứng dụng đang dùng để bạn biết nên vô hiệu hóa dịch vụ nào.
Hạn chế hoặc vô hiệu hóa dữ liệu nền
Một lí do khác khiến điện thoại chạy chậm là chúng dùng dữ liệu chạy nền. Giới hạn hoặc vô hiệu hóa nó không chỉ cải thiện tốc độ trên thiết bị mà còn giúp bạn giảm hóa đơn tiền cước dữ liệu mỗi tháng. Truy cập Settings > Data Usage, cuộn xuống để xem ứng dụng nào đang sử dụng dữ liệu chạy nền.
Factory reset
Nếu mọi phương án trên đều không khả thi, hãy thực hiện factory reset, xóa tất cả dữ liệu, ứng dụng, nhạc ảnh và mọi thứ lưu trên điện thoại. Tuy nhiên, trước tiên hãy sao lưu những gì cần thiết lại. Factory reset về cơ bản đưa máy về tình trạng ban đầu khi bạn mới mua máy. Để làm điều này, truy cập Settings > Backup and reset > Factory reset.