25 phép giao tiếp tối thiểu cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm

Ngày 17/02/2018 09:01 AM (GMT+7)

Đôi khi trẻ không nhận ra rằng, bản thân mình đang bất lịch sự hoặc thô lỗ khi cư xử với người khác. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy dạy con 25 phép giao tiếp cơ bản này ngay từ sớm để định hướng trẻ phát triển tích cực hơn.

Trong cuộc sống hối hả, bận rộn này, nhiều khi cha mẹ lại không có thời gian để quan sát hết các hành động hoặc lời nói của con. Tuy nhiên, trẻ em cần được dạy dỗ, uốn nắn cử chỉ, hành vi từ sớm để có 1 nền tảng vững chắc cho tương lai. 25 phép giao tiếp cơ bản dưới đây là 1 gợi ý không tồi cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái:

25 phép giao tiếp tối thiểu cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm - 1

1. Khi yêu cầu một điều gì đó, hãy dạy trẻ nói “Làm ơn”.

2. Khi được nhận một món quà, dù có thích hay không, trẻ cũng nên nói lời “Cảm ơn” và thể hiện thái độ tích cực.  

3. Không làm gián đoạn câu chuyện của người lớn trừ khi có việc khẩn cấp. Xen vào cuộc nói chuyện dở dang của người lớn tuổi hơn được xem là thiếu tôn trọng.

4. Nếu muốn thu hút sự chú ý của ai đó để hỏi hoặc nhờ vả điều gì, hãy lịch sự nói câu “Xin lỗi”, “Cô/bác có phiền…”

5. Nếu nghi ngờ điều mình làm là đúng hay sai, hãy hỏi ý kiến hoặc xin phép người lớn trước khi làm.

6. Thế giới này không phải ai cũng quan tâm đến con, vì thế nếu có điều buồn bực thì đừng làm những hành động ảnh hưởng đến người không liên quan. Trẻ hãy học cách tâm sự và chia sẻ cùng gia đình, bạn bè.

7. Không bình luận bất lịch sự về vẻ bề ngoài của người khác. Những lời khen luôn được khuyến khích khi giao tiếp.

8. Khi người khác cần sự giúp đỡ như chỉ đường, cách làm bài tập, trẻ nên giúp đỡ nếu có khả năng.

9. Khi đến nhà bạn bè chơi hoặc ăn uống, trẻ hãy nhớ cảm ơn cha mẹ bạn bè vì đã tiếp đón và đối đãi mình.

25 phép giao tiếp tối thiểu cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm - 2

10. Trước khi bước vào bất cứ một căn phòng nào, dù cửa đóng hay mở, hãy gõ cửa và chờ phản ứng từ những người bên trong. Không nên tự ý xông vào phòng vì đó là việc bất lịch sự.

11. Khi gọi điện thoại, trẻ nên tự giới thiệu về bản thân trước và sau đó hỏi xem mình có thể trò truyện với người cần gặp không.

12. Không nói tục hoặc dùng những từ ngữ ám chỉ sự tục tĩu trước mặt người lớn.  

13. Không gọi người lớn trống không.

14. Không đem người khác ra làm trò cười vì bất kỳ lý do gì. Trêu chọc những bạn yếu đuối hoặc nhỏ tuổi hơn bị coi là tàn nhẫn.  

25 phép giao tiếp tối thiểu cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm - 3

15. Nếu một vở kịch hay màn trình diễn quá chán ngán thì trẻ cũng hãy cố tỏ ra chú ý đến nó bởi những người thực hiện chúng đã tốn rất nhiều công sức. Không chê bai hoặc tỏ thái độ khi người khác đang diễn trên sân khấu.

16. Trẻ nên che miệng khi hắt hơi hoặc ho và không lấy gỉ mũi ở nơi công cộng hoặc trước mặt người khác.

17. Khi mở cửa bước qua, hãy chú ý xem phía trước hay sau có người đi cùng không để bạn giữ cửa.

18. Nếu thấy cha mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô đang làm công việc gì đó mà cần sự giúp đỡ, trẻ hãy ngỏ lời giúp đỡ và nếu nhận được sự đồng ý, trẻ có thể học được nhiều điều mới mẻ hơn.

25 phép giao tiếp tối thiểu cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm - 4

19. Khi người lớn mong muốn trẻ có thể giúp điều gì đó, các con không nên cằn nhằn mà hãy cố gắng giúp đỡ với thái độ tích cực.

20. Hãy nói lời “Cảm ơn” khi nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai. Điều này sẽ khiến họ có thiện cảm và vẫn muốn giúp đỡ trẻ trong lần sau.

21. Khi ăn uống, giữ chiếc khăn ăn của mình trong lòng và sử dụng nó khi cần thiết.

22. Trẻ không nên đòi sử dụng khăn ăn của người khác, như vậy là bất lịch sự.

23. Nếu chẳng may bị cọ hoặc đâm vào ai đó khi đi đường, trẻ nên biết nói câu “Xin lỗi”.

25 phép giao tiếp tối thiểu cha mẹ nên dạy trẻ từ sớm - 5

24. Khi đến nhà ai đó chơi, đừng tự tiện ăn uống hoặc nghịch ngợm thứ gì nếu chưa được sự đồng ý của chủ nhà.

25. Trẻ nên sử dụng các đồ đạc đúng cách. Nếu không biết dùng, trẻ nên hỏi cha mẹ cách dùng chứ không nên sử dụng bừa bãi sai cách.

Dùng tuýp kem đáng răng, bà mẹ Mỹ dạy con kỹ năng giao tiếp cực hay
Bà mẹ Mỹ đã dùng một tuýp kem đánh răng để dạy cô con gái 11 tuổi biết chịu trách nhiệm với lời nói của mình. Câu chuyện ý nghĩa này nhận được hơn...
Theo Trúc Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kỹ năng sống