6 câu mắng "nói một lần con tổn thương lâu dài" mà cha mẹ Việt vẫn vô tình sử dụng

Ngày 27/02/2018 06:01 AM (GMT+7)

Bố mẹ hãy cẩn trọng những lời nói của mình, đặc biệt là khi đứng trước mặt con trẻ.

Trong cuộc sống với bao áp lực, bố mẹ đôi khi buột miệng nói ra những câu nói gây xát thương lớn cho con. Những câu nói tưởng chừng vô hại nhưng lại vô tình khắc sâu vào trong tâm trí và tư tưởng, thậm chí nó sẽ khiến trẻ bị trầm cảm.

Tâm hồn con trẻ như một tờ giấy trắng, nhưng không có nghĩa là con “không biết gì”, không có nghĩa là bố mẹ nói gì cũng được. Dưới đây là 6 câu nói dù có bực bội đến mức nào cha mẹ cũng không nên nói với con:

“Con chẳng bằng con nhà người ta”

Có lẽ, hầu hết các ông bố bà mẹ Việt Nam đều biết đến đối tượng “con nhà người ta”. Đó là nhân vật dù chẳng rõ mặt, chẳng rõ tên và cũng chẳng là con người cụ thể nào nhưng lại trở thành chuẩn mực để bố mẹ đem ra so sánh với con cái mình.

Mỗi lần con làm việc gì không đúng hoặc thành tích học tập chưa tốt, bố mẹ lại lôi “con nhà người ta” ra để so sánh, mắng mỏ, trách móc con. Các bậc phụ huynh luôn quan niệm rằng việc làm này của mình sẽ có tác dụng khích lệ cho con phấn đấu, tuy nhiên thực tế lại không phải vậy.

6 câu mắng amp;#34;nói một lần con tổn thương lâu dàiamp;#34; mà cha mẹ Việt vẫn vô tình sử dụng - 1

Những câu nói tưởng chừng vô hại nhưng lại vô tình khắc sâu vào trong tâm trí và tư tưởng, thậm chí nó sẽ khiến trẻ bị trầm cảm. (Ảnh minh họa)

Không một ai thích bị đem ra so sánh với người khác. Trẻ còn nhỏ có thể chưa ý thức được rõ vấn đề này nhưng chắc chắn về lâu dài các con cũng sẽ bị tổn thương. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có khả năng, tính cách cũng như trình độ riêng chính vì thế chúng ta không thể đem các con ra cân đo đong đếm với bất kì người nào khác.

Trẻ sẽ càng cảm thấy áp lực, tự ti hơn, thậm chí có thể ghét bố mẹ và có xu hướng muốn chống đối. Không những vậy, trong lòng bé sẽ sinh ra nhiều thói ghen ghét, bé sẽ ghét những người mà bé bị so sánh. Do đó thay vì lôi đối tượng “con nhà người ta” ra dậy dỗ trẻ, bố mẹ nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.

“Con là một... đứa ngốc/vô dụng”

Bố mẹ hãy tự hỏi bản thân mình xem đã bao giờ trong lúc tức giận mình đã thốt lên câu nói này với con chưa. Nếu đã lỡ nói con là “ngu ngốc, vô dụng” thì cố gắng đừng bao giờ để hành động như vậy lặp lại thêm một lần nào nữa nhé bởi câu nói đó “xát muối” lòng con.

Bố mẹ cần biết rằng không một ai trên đời này có thể hoàn hảo một cách tuyệt đối, ngay chính bản thân chúng ta cũng như vậy. Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bố mẹ vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng nói với con những lời lẽ mang tính chê bai.

Nếu mỗi lần như vậy, người lớn lại vội kết luận con là đứa trẻ ngu ngốc sẽ khiến con nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì, từ đó các bé sẽ không muốn cố gắng phấn đấu vì bất kì điều gì nữa.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị bố mẹ chê trách quá nhiều, chúng sẽ có xu hướng quay lại "soi" bố mẹ và bạn bè. Điều đó vô tình biến trẻ thành một người chỉ biết nhìn vào khuyết điểm và chỉ trích người khác mà chẳng bao giờ chịu học hỏi, khuyến khích bản thân phát triển.

“Mẹ ước là chưa từng sinh ra con”

Rất nhiều bậc phụ huynh trong lúc tức giận đã vô tình thốt ra câu nói này ngay trước mặt con. Có thể vài phút sau đó, mẹ sẽ quên ngay những điều mình vừa nói nhưng với trẻ thì không. Bé sẽ tin là bố mẹ thực sự ghét mình và không muốn một đứa con như vậy. Từ đó bé sẽ hoài nghi chính tình cảm của bố mẹ dành cho mình.

Chính vì thế, nếu không muốn tình cảm mẹ con xa cách, bố mẹ tuyệt đối đừng nói với con “Mẹ ước là chưa từng sinh ra mày”, thậm chí cũng đừng bao giờ có suy nghĩ như vậy.

"Dễ thế mà con cũng làm sai được là sao?"

Câu nói đầy tính khinh bỉ, coi thường này của bố mẹ chính là tác nhân khiến trẻ lo lắng, mất tự tin và luôn có tư tưởng giấu dốt, ngại chia sẻ hay hỏi ý kiến người khác.

Chính vì thế, khi trẻ làm sai điều gì, mẹ không nên mất bình tĩnh và vội vàng mắng nhiếc hay thậm chí là thể hiện sự chê bai, coi thường trẻ. Thay vào đó, người lớn hãy nhẹ nhàng và từ từ hướng dẫn trẻ từng bước một bởi không ai sinh ra đã trở thành thiên tài ngay được, cái gì cũng cần phải có quá trình của nó.

6 câu mắng amp;#34;nói một lần con tổn thương lâu dàiamp;#34; mà cha mẹ Việt vẫn vô tình sử dụng - 2

Bố mẹ hãy cẩn trọng những lời nói của mình, đặc biệt là khi đứng trước mặt con trẻ. (Ảnh minh họa)

“Loại như con thì làm nên trò trống gì?”

Lại là một câu mắng xát muối lòng trẻ nhưng nhiều cha mẹ vẫn vô tâm nói ra. Bố mẹ có nghĩ đến trẻ sẽ cảm nhận như thế nào khi bị mắng như vậy không? Mắng con như vậy bố mẹ có thể sung sướng, hả hê không? Bố mẹ có biết câu nói “đau như dao cắt” ấy có thể khiến tâm lý, tư tưởng của bạn đứa trẻ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu không? Có thể bố mẹ biết câu trả lời cho những điều trên nhưng nhiều người vẫn xem nhẹ nó.

Trẻ có làm nên trò trống gì cho tương lai không thì cần có sự định hướng, sự tin tưởng, khích lệ của bố mẹ, người thân xung quanh. Nếu con bị chính bố mẹ - người thân thiết nhất coi thường và không tin tưởng thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng có tâm trí để phấn đấu. Đặc biệt nghiêm trọng là sự coi thường của bố mẹ có thể khiến con từ một đứa trẻ ngoan ngoãn thành người hỗn láo, ngông cuồng và gây hại cho xã hội.

"Im ngay! Bố mẹ không muốn nghe con nói nữa"

Bố mẹ đã phải chờ đợi biết bao ngày tháng mới có thể vỡ òa trong hạnh phúc khi nghe thấy con cất tiếng nói đầu tiên, vậy mà đến khi con lớn khôn, con mắc lỗi, bố mẹ không nghe con giải thích mà lại vội vàng quát con “im ngay”. Hành động đó của người lớn là vô tình cướp đi những quyền cơ bản của một đứa trẻ -  quyền tự do ngôn luận.

Khi con đang nói lại bị bố mẹ quát "im ngay", chúng sẽ sinh ra tư tưởng là người lớn không muốn nghe mình nói và về lâu dài chúng sẽ tự “khóa mình” lại trong không gian riêng, không chịu chia sẻ với bất kì ai. Chính từ một câu nói vô tình như vậy, bố mẹ sẽ làm cho mối quan hệ gia đình trở nên xa cách hơn.

Con đòi hỏi, đừng nói
Rất nhiều cha mẹ Việt khước từ lời đòi hỏi mua đồ chơi, quần áo… của con bằng câu nói "Nhà mình nghèo", nhưng vậy có nên?
Thanh Loan (TH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ và bé