Đừng tự biến mình thành những ông bố bà mẹ thất bại khi tự hủy hoại tương lai của con em bằng những hành động nhỏ nhặt như thế này.
1. Đả kích con
Khiêm tốn là một từ có nghĩa tốt, nhưng cũng có chút nghĩa thiếu tự tin. Trong quá trình dạy dỗ con cái, rất nhiều bậc phụ huynh sợ con mình kiêu ngạo, cùng là để con biết khiêm tốn nên thường xuyên đả kích con.
Ví dụ khi con thi được 8 điểm, hớn hở vui mừng nói cho cha mẹ biết, cha mẹ lại nói rằng "Sao không được 9 điểm?" Khi trẻ thi được 9 điểm, cha mẹ lại hỏi "Sao chỉ có 9 điểm? Không thi nổi 10 điểm à?" Khi trẻ đứng thứ 2, cha mẹ sẽ nói có gì mà đáng tự hào, dù gì cũng chả phải là xếp thứ nhất.
Đợi đến khi bạn xếp thứ nhất lớp, họ lại so sánh với cái khác... Những bậc cha mẹ này họ không biết rằng mình đang hủy hoại sự tự tin của con, đang khiến con cảm thấy áp lực và bị trói buộc rất lớn.
Cha mẹ nên nhìn nhận một cách chính xác về từng bước trưởng thành của con mình, đồng thời phải có sự khẳng định, khích lệ một cách khách quan với trẻ nhỏ. Như vậy mới giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, càng tự tin hơn! Còn với khiêm tốn, nên để cho trẻ biết rằng lúc cần khiêm tốn thì khiêm tốn, lúc không cần khiêm tốn thì không phải khiêm tốn.
Ảnh minh họa.
2. Bắt lớn nhường bé
Lớn nhường bé đó là một đức tính truyền thống đẹp, nhưng đối với trẻ con mà nói thì điều này chưa hẳn là đúng. Có rất nhiều gia đình sinh 2 con, cha mẹ đều bắt đứa lớn nhường đứa bé hơn, thậm chí còn phê bình đứa lớn, luôn bảo vệ đứa nhỏ.
Nếu như lâu ngày làm vậy sẽ khiến đứa lớn cảm thấy mẹ không công bằng, hoặc không còn yêu con nữa, dần dần trở nên mất tự tin, còn đứa nhỏ vì được chiều chuộng sẽ ngày càng ương bướng. Cho nên, việc này sẽ không có lợi cho sự trưởng thành tâm lý của cả 2 đứa trẻ. Các cha mẹ cần phải làm khi hai đứa cãi nhau là đứng giữa, nhìn nhận khách quan không thiên vị, dẫn dắt các con tìm cách xử lý.
3. Khiến con sợ nhưng cũng yêu cầu con phải luôn yêu thương bố mẹ
Ở những gia đình phụ huynh có đặc điểm tính cách này, trẻ thường phải đoán tâm trạng của bố mẹ bằng tiếng chìa khóa rơi hay tiếng bước chân. Chúng luôn phải ở trong trạng thái sợ hãi và e ngại. Những bố mẹ này thường cảm thấy tức giận và bị xúc phạm vô cùng nếu lòng tốt của họ bị nghi ngờ và thông thường hay nói với con những câu kiểu như: “Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con vẫn vô ơn như thế đấy!”
4. Yêu cầu con phải mở lòng với bố mẹ nhưng không ngần ngại chê cười con
Những phụ huynh “xấu” thường bắt con mình phải luôn thật lòng và thỉnh thoảng còn khiến con cảm thấy tội lỗi nếu không muốn chia sẻ cảm xúc của chúng. Thế nhưng rồi sau này họ lại dùng chính những điều con đã chia sẻ với mình để trách móc hay chê cười con. Vì thế có nhiều chuyện, tất cả họ hàng, hàng xóm và nhiều người khác đều biết về những gì mà con chia sẻ với bố mẹ và bố mẹ thì thấy điều này không có gì là sai cả. Còn con trẻ thì cảm thấy ngại ngùng. Và từ đó chúng xa dần cha mẹ, khong có nhu cầu chia sẻ tâm sự nữa.
5. Dọa mà không phạt
Khi bố mẹ cảnh cáo sẽ phạt con, họ nên thực hiện lời mình nói. Việc dọa mà không phạt còn nguy hiểm hơn im lặng, không phạt gì. Nó khiến trẻ từ từ nhận ra rằng bố mẹ chỉ nói vậy thôi và dần đánh mất niềm tin ở người lớn. Hệ giá trị của trẻ bị hủy hoại khi chúng không thể phân biệt tốt, xấu. Đương nhiên, phụ huynh có thể không phạt con nếu lời đe dọa có hiệu quả. Kèm theo đó, họ nên giải thích rõ lý do không phạt.
6. Để con phụ thuộc vào công nghệ
Không thể phủ nhận công nghệ hiện đại đã đáp ứng được những nhu cầu tiện ích của con người, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều. Nhưng trong số những phụ huynh có con nhỏ, không ít những bậc cha mẹ quen đưa cho con điện thoại, máy tính bảng bất cứ khi nào từ ăn cơm, trên xe bus, chờ xếp hàng,...
Liệu họ có biết tác hại khi để trẻ con tiếp xúc quá nhiều với công nghệ? Hay thậm chí biết nhưng vẫn “tặc lưỡi” cho qua vì không có thời gian, vì bận quá nhiều việc mà không ở bên chơi cùng con? Thay vào đó, hãy dạy con mình cách kiên nhẫn chờ đợi, tự chơi một mình, tìm kiếm bạn bè thay vì lệ thuộc vào công nghệ.
Bạn có nhận ra bản thân mình trong loạt sai lầm khi dạy con trên đây không? Nếu có, hãy thay đổi ngay hôm nay nhé! Đừng tự biến mình thành những ông bố bà mẹ thất bại khi tự hủy hoại tương lai của con em bằng những hành động nhỏ nhặt như thế này.