Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không? Và những lưu ý khi sử dụng

Linh San - Ngày 10/08/2020 16:00 PM (GMT+7)

Việc có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không khiến nhiều mẹ băn khoăn. Mục đích ban đầu khi cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả là giúp "dỗ dành" trẻ trong thời gian không bú sữa và khiến các bé đủ bình tĩnh để đi vào giấc ngủ. 

Theo thời gian, việc sử dụng núm giả được tăng lên đáng kể. Mặc dù, việc này là rất phổ biến và thông dụng nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn bối rối trước câu hỏi: "Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không?". 

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không?

Trẻ sơ sinh ngay từ khi vừa ra đời đã muốn bú. Thậm chí, một số trẻ còn mút ngón tay cái hoặc các ngón tay khác trước khi chúng được sinh ra. Đây là một hành tự nhiên cho phép chúng phát triển và tìm kiếm thức ăn. Đồng thời, đó cũng là sự dỗ dành và giúp chúng trở nên ổn định hơn khi chìm vào giấc ngủ.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không? Và những lưu ý khi sử dụng - 1

Các loại núm giả giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. (Ảnh minh họa)

Núm giả (hay còn được gọi là núm vú giả) có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu "thèm" bú của trẻ. Tuy nhiên, núm giả không có tác dụng thay thế việc cho ăn hay sự âu yếm từ cha mẹ. Nếu em bé của bạn có vẻ vẫn muốn bú giữa các cữ bú thì núm vú giả sẽ giúp ích khác nhiều. 

Lợi ích khi trẻ sơ sinh dùng núm giả 

- Ngậm núm vú giả sẽ tốt hơn so với việc trẻ mút ngón tay cái vì nó gây ra ít vấn đề hơn đối với sự phát triển răng sau này.

- Cha mẹ có thể kiểm soát việc sử dụng núm vú giả nhưng khó kiểm soát việc mút ngón tay cái hơn. 

- Ngoài ra, nghiên cứu y tế mới nhất cho thấy sử dụng núm giả có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc tử vong trong nôi.

Tác hại khi trẻ sơ sinh ngậm núm giả 

- Ngậm núm giả khiến trẻ bị "lười" bú mẹ: Khi sử dụng núm giả sớm có thể sẽ khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi tiếp xúc với việc bú mẹ. Núm vú của mẹ gần như khác hoàn toàn so với núm vú giả. Trong khi đó, một số bé lại thường bị nhạy cảm với vấn đề này. Nếu như trẻ sử dụng núm vú quá mức thì trẻ sẽ không có nhu cầu bú mẹ nữa. 

- Dễ gây nên những triệu chứng về nghiện ti giả: Rất nhiều trẻ sơ sinh nghiện tỉ giả (hay núm vú giả), chúng bị phụ thuộc vào vật dụng này. Nếu như đang ngậm mà núm vú giả bị rơi khỏi miệng là chúng sẽ khóc ầm ĩ, nhất là vào giữa đêm. Không ít trẻ còn không chịu đi ngủ nếu như trên miệng không có núm vú giả. 

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không? Và những lưu ý khi sử dụng - 2

Ngậm núm giả dễ gây nên hiện tượng nghiện ti giả. (Ảnh minh họa)

- Trẻ sơ sinh dễ gặp phải nguy cơ nhiễm trùng tai: Thường thì những trẻ khoảng 6 tháng tuổi là dễ gặp phải trường hợp này nhất. Hầu hết, các phụ huynh có con nhỏ bị phụ thuộc vào núm ti giả quá nhiều dễ khiến trẻ bị viêm tai giữa và thường xuyên bị lặp lại.

- Dễ gặp phải một số bệnh về nha khoa: Ngậm và cắn vú giả quá nhiều lần trong ngày với khoảng thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến hàm (hàm của trẻ có thể bị lệch) gây nên các vấn đề về nha khoa. 

Lưu ý khi dùng núm giả cho trẻ sơ sinh 

- Không bao giờ bắt đầu sử dụng núm vú giả cho đến khi trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia nếu cảm thấy em bé của bạn cần sử dụng núm giả trong giai đoạn đầu mới sinh. Một trường hợp ngoại lệ là có thể dùng núm giả cho trẻ sinh non hoặc bị ốm trong bệnh viện. 

- Không bao giờ cho trẻ ngậm núm vú giả thay vì cho trẻ bú sữa. 

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả không? Và những lưu ý khi sử dụng - 3

Cha mẹ cũng cần cẩn thận trong quá trình cho bé ngậm núm giả. (Ảnh minh họa)

- Luôn kiểm tra xem bé đói, mệt hay trạng thái như thế nào trước khi cho bé ngậm núm vú giả. 

- Luôn tiệt trùng núm giả bằng cách cho vào nước sôi trong khoảng 5 phút trước khi cho bé ngậm (hãy để núm nguội hoàn toàn mới cho bé ngậm). Cần tiệt trùng và rửa sạch sau mỗi lần sử dụng. 

- Luôn kiểm tra các vết nứt hoặc vết rách trước khi cho bé ngậm núm giả.  Đôi khi, cha mẹ cho bé ngậm núm vú giả ngay sau khi cho uống thuốc (như thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc vitamin); một số loại thuốc này có thể khiến vật liệu trong núm vú giả bị hỏng. Nếu có vết nứt hoặc vết rách, hãy ném nó ra ngoài. Thay núm vú giả hai tháng một lần, trước khi xảy ra hư hỏng.

- Không bao giờ nhúng núm vú giả vào đường hoặc mật ong. Điều này sẽ làm hỏng răng. Mật ong có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm đối với trẻ sơ sinh. 

- Không bao giờ buộc núm vú giả quanh cổ em bé. Điều này có thể gây ra siết cổ và tử vong. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng kẹp với các dải ruy băng ngắn gắn vào chúng. Những thứ này có sẵn khi bạn mua núm vú giả và an toàn khi sử dụng.

- Không bao giờ tự chế tạo núm vú giả từ núm vú bình sữa, nắp hoặc các vật liệu khác. Những thứ này có thể gây nghẹt thở và tử vong.

- Không bao giờ để trẻ lớn hơn của bạn bò hoặc chơi xung quanh với núm vú giả cả ngày. Điều này có thể cản trở sự phát triển giọng nói và có thể gây ra các vấn đề về răng của trẻ.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không tùy vào quyết định của bố mẹ. Tuy nhiên, sau khi trẻ bước qua giai đoạn 1 tuổi thì nên có kế hoạch cai núm vú giả để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

"Pacifiers and Thumb Sucking", Kids Dental Specialists.

"Pacifiers (soothers): A user's guide for parents", NCBI,  2003 Oct

"Pacifiers: Are they good for your baby?", Mayo Clinic, July 22, 2017

10 mẹo hữu ích dỗ trẻ sơ sinh nín khóc ngay lập tức
Ghé sát vào tai bé và suỵt đủ to để con có thể nghe thấy dù đang khóc sẽ làm bé bình tĩnh và nín khóc được.
Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách