Đôi khi những câu nói chỉ là vô tình nhưng có thể làm con trẻ tổn thương mãi mãi.
Nhiều lúc nóng giận, cha mẹ khó kiểm soát được chính mình và có thể buột miệng nói với con những câu như "Con chẳng làm được cái gì nên hồn cả" hay "Sao tao lại đẻ ra đứa như mày"… Bé sẽ tưởng những lời che mẹ nói là thật và trở nên sợ hãi, thậm chí có thể bị nhiễu tâm lý, tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình và bị tổn thương mãi về sau này.
Không ai có thể hoàn hảo mọi lúc mọi nơi nhưng cha mẹ cần cố gắng hạn chế hết mức có thể những lần "lỡ lời" như dưới đây để không ảnh hưởng tiêu cực đến tâm hồn ngây thơ, trong sáng của con trẻ:
"Tại sao con không được như anh (hoặc chị)?"
Nếu bố mẹ có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa.
Lời khuyên dành cho bố mẹ: Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh hoặc tỏ ra thất vọng, nên khuyến khích để bé có thể tiến bộ trong khả năng của bé.
Không ai có thể hoàn hảo mọi lúc mọi nơi nhưng cha mẹ cần cố gắng hạn chế hết mức có thể những lần "lỡ lời" để không ảnh hưởng tiêu cực đến tâm hồn ngây thơ, trong sáng của con trẻ. (Ảnh minh họa)
"Sao tôi lại đẻ ra cái đứa như này?"
Hầu hết trẻ em đều muốn làm vui lòng cha mẹ nhưng những câu nói kiểu như vậy sé khiến bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi "Mẹ không yêu mình".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.
"Con chẳng làm được việc gì nên hồn cả! "
Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bố mẹ vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng đuổi con ra và nói với con những lời lẽ mang tính miệt thị như vậy. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: “Đằng nào trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế”.
" Có thế mà con cũng khóc à? "
Cha mẹ có trách nhiệm giúp đỡ con em chúng ta thôi không rên rỉ, than phiền, và càu nhàu. Khóc - miễn là phù hợp với hoàn cảnh và là hoàn toàn chấp nhận được.Trong thực tế, khóc là lành mạnh và cần thiết. Khi trẻ thực sự khó chịu, chúng cũng không thể ngừng khóc ngay cả khi muốn, thậm chí điều đó còn khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn.
Mỗi cảm xúc của trẻ đều đáng được tôn trọng và hẳn là bố mẹ không muốn nhìn thấy con mình trở thành người vô cảm, không biết biểu lộ cảm xúc, không biết rung động.
"Con làm bố mẹ thất vọng "
Chắc chắn không thể tránh khỏi có những lúc cha mẹ rất buồn, rất đau lòng vì con chưa ngoan, chưa vâng lời, chưa học tốt, làm tốt,... Dù cho bạn có đang bối rối trước hành động của trẻ thì một câu nói như thế này có thể làm giảm lòng tự trọng ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy cô lập và bị hắt hủi. Về lâu về dài, điều này ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ.