Kiên nhẫn khi trẻ chống đối và nắm chắc kiến thức về việc ăn dặm là 2 trong số 8 nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng Annabel Karmel (Anh) đề cập đến.
Mỗi trẻ nhỏ có sở thích, cách thức ăn dặm khác nhau vì sự khác biệt về thể trạng và tính cách của bé là khác nhau. Có những trẻ việc từ bỏ dần việc dùng sữa mẹ để chuyển sang ăn dặm rất dễ dàng nhưng cũng có bé làm mẹ vô cùng vất vả vẫn không thể giúp bé có hứng thú với những thức ăn mới. Điều đó có thể là do mẹ chưa nắm được những tiêu chí quan trọng nhất trong việc giúp trẻ ăn dặm thành công.
Dưới đây là 8 bật mí của chị Annabel Karmel (Anh) - một bà mẹ 3 con đồng thời cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách về dinh dưỡng cho trẻ bán rất chạy ở Anh, sẽ giúp các mẹ cho bé ăn dặm thành công hơn.
Chị Annabel Karmel (Anh) - một bà mẹ 3 con đồng thời cũng là tác giả của nhiều bài viết về dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh Internet
1. Thời điểm thích hợp
Dùng sữa mẹ hay sữa công thức hoàn toàn sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho các bé trong 6 tháng đầu. Thời gian mà Bộ Y tế Anh đưa ra đủ để trẻ sẵn sàng cho việc giảm bớt lượng sữa mỗi ngày và bước vào giai đoạn ăn dặm là sau 6 tháng tuổi.
2. Mỗi bé là khác nhau
Vì sự phát triển của trẻ sơ sinh có những mức khác nhau nên Bộ Y tế Anh cũng khuyên rằng nếu nhận thấy con có các dấu hiệu sẵn sàng từ bỏ sữa mẹ (hoặc sữa công thức) thì bạn cũng có thể cho bé tập ăn dặm sớm, trước 6 tháng tuổi.
Mặc dù vậy, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện nên các mẹ vẫn nên cho bé dùng sữa hoàn toàn trong ít nhất 17 tuần đầu tiên.
Hãy kiên nhẫn chờ đợi tới khi bé thật sự hứng thú với việc ăn dặm mới nên cho ăn. (Ảnh minh họa)
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bắt đầu muốn ăn dặm
Khi các mẹ thấy bé yêu của mình đói nhanh hơn bình thường hoặc vẫn đòi ăn thêm ngay sau khi cho bé uống sữa, thức dậy vào ban đêm và có thể giữ đầu thẳng khi ngồi... thì đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng bước sang giai đoạn ăn dặm rồi.
4. Hãy kiên nhẫn nếu bé có chút "chống đối"
Bản năng của một người mẹ rất chính xác. Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy bé đã sẵn sàng thì có lẽ bạn đúng. Nhưng trong trường hợp em bé không chịu làm những nguyên tắc trong khi giảm dần lượng sữa mỗi ngày thì bạn nên đợi một vài ngày rồi mới thử lại.
Trong giai đoạn này, bạn không nên cắt sữa ra khỏi khẩu phần của bé. Hãy chiều chuộng những khi bé thèm sữa để bé có động lực để tiếp tục ăn dặm và đừng quá thúc ép trẻ.
Hãy kiên nhẫn một chút nếu bé có vẻ "chống đối". Ảnh minh họa
5. Nắm chắc kiến thức về ăn dặm
Đừng nghĩ bé sẽ hào hứng đón nhận những thìa bột, rau củ và trái cây ngay từ lần đầu tiên. Thậm chí nhiều bé còn có những phản ứng khó chịu. Vì vậy, ban đầu hãy cho bé ăn từng chút một và từ từ tăng số lượng khi bé quen hơn với thức ăn dặm.
Bên cạnh đó, việc cho các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi uống 500 - 600 ml sữa mỗi ngày vẫn là việc tối quan trọng, các mẹ đừng quên vì sữa mẹ và sữa công thức có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
6. Biết nên tránh những gì?
Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng quá nhiều muối và đường. Ngoài ra các loại pate, hải sản có vỏ như trai, sò, cua... (có lượng đạm cao, dễ gây khó tiêu), thực phẩm hun khói, phomai và mật ong cũng không phải là những thực phẩm bé nên sử dụng.
Một lưu ý các mẹ nên nhớ là việc cho bé ăn các loại hạt cũng tuyệt đối không nên, đặc biệt trong 6 tháng đầu. Sau khoảng thời gian này, nếu gia đình không có tiền sự về việc dị ứng, bạn có thể cho bé ăn thử một chút bơ động phông, có thể bé sẽ thích.
Ưu tiên lựa chọn những món khoái khẩu của bé. (Ảnh minh họa)
7. Giai đoạn đầu cần đặc biệt chú ý
Kiên nhẫn, chậm rãi giới thiệu những món ăn mới lạ để bé thích nghi là điều quan trọng đầu tiên các mẹ cần làm. Bạn đừng bắt bé ăn đủ, ăn no trong gian đoạn này mà thay vào đó hãy chịu khó chuẩn bị nhiều loại món ăn khác nhau để bé có thể chọn được món mình ưng ý nhất nhé.
Những rau củ dễ tiêu hóa và có vị ngọt nhẹ tự nhiên như bí đỏ, khoai lang, rau bina là những lựa chọn tuyệt vời cho sự khởi đầu của bé. Cách tốt nhất là hãy xay mịn và nấu kĩ món ăn để giúp bé không ghê cổ hay bị hóc.
Bên cạnh đó các loại hoa quả chín, mềm như chuối, đu đủ, bơ... với vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cũng được nhiều vé yêu thích.
8. Gian đoạn hai - không kém phần quan trọng
Mẹ và bé hãy cùng tiếp tục khám phá sự phong phú của các loại thức ăn dặm sau khi trẻ đã dần quen với loại thực phẩm mới mẻ này nào.
Từ 6 đến 9 tháng tuổi (thời điểm hệ tiêu hóa dần phát triển hoàn thiện), bạn có thể cho bé tăng về số lượng và loại thức ăn hơn như các loại thịt và cá.
Bạn có thể nấu chung thịt cùng rau đều đã được xay nhuyễn để giúp bé dễ ăn, dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Muối, đường và mật ong vẫn không được khuyến khích sử dụng. Hãy để bé cảm nhận hương vị tự nhiên của thực thẩm.
Thịt gà là một sự lựa chọn thông minh cho bé vì nó dễ kết hợp với các loại rau củ và có nhiều protein, vitamin B12 giúp trẻ phát triển. Các loại cá và đặc biệt là cá hồi rất quan trọng vì chứa nhiều axit béo thiết yếu để hỗ trợ não, hệ thần kinh và thị giác của bé.
>> Xem tiếp: THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 6 ĐẾN 9 THÁNG TUỔI NGON MIỆNG MÀ BỔ DƯỠNG
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. |