Với thực đơn ăn uống được thay đổi mỗi ngày, bé Xu con chị Hằng ăn rất ngon miệng, không biết chán và tăng cân đều.
Ăn dặm kiểu Nhật dần trở thành phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng trong quá trình cho con yêu làm quen với những thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Khi con gái Trần Linh Chi (tên ở nhà là Xu) đến tuổi ăn dặm (5,5 tháng), chị Nguyễn Thị Thu Hằng (SN 1991, hiện sống ở Hà Nội) cũng mày mò, tìm hiểu về phương pháp ăn dặm này để thực hiện cho con.
Bé Xu được 5,5 tháng chị Hằng tìm hiểu và áp dụng cho con ăn dặm theo kiểu Nhật.
"Thấy con có một số biểu hiện như bé hào hứng khi nhìn ngưới lớn ăn, với tay đòi, cứng cổ, có thể ngồi khi có người đỡ đằng sau lúc 5,5 tháng, mình quyết định cho con ăn dặm kiểu Nhật.
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới WHO, bé 6 tháng mới nên cho ăn dặm nhưng mình nghĩ thời điểm này cũng không quá sớm cũng không quá muộn vì mỗi bé có một nhu cầu khác nhau. Cái quan trọng là mẹ nên nắm bắt được con có nhu cầu và đã đến lúc nên cho ăn hay chưa", chị Hằng bày tỏ.
Bé Xu tiếp nhận thực phẩm do mẹ chế biến khá tốt, tăng cân đều hàng tháng và phát triển đầy đủ các kĩ năng cơ bản như tập nhai, nuốt, lọc ra thức ăn không thích hợp.
Chia sẻ về chọn dụng cụ khi cho con ăn dặm, mẹ 9X cho biết: Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị đồ dùng để chế biến: rây, dụng cụ mài, dụng cụ đo lượng (cốc, muỗng đong), dụng cụ vắt, chày, cối. Ngoài ra rổ, thớt, dao, kéo để dùng riêng cho bé. Tránh dùng chung với đồ chế biến cho người lớn dễ gây nhiễm khuẩn sang đồ ăn của bé.
Đồ dùng để bảo quản bao gồm: khay trữ đông, bộ hộp chia nhỏ, túi ziplock, hộp đựng có nắp kín.
Chị Hằng ưu tiên lựa chọn đồ dùng bằng gốm sứ để đựng thức ăn cho con được an toàn.
Về chất liệu, đối với các sản phẩm là nhựa thì các mẹ nên chọn nhựa có kí hiệu PP (PP- polypropylene là một loại nhựa cứng và an toàn, có khả năng chịu nhiệt tuyệt vời cùng với độ bền cao) để đảm bảo an toàn cho bé.
"Mình rất thích bày biện đồ ăn của con trên sản phẩm gốm sứ giống trong một số sách ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) nên mình cố gắng sưu tầm chén đĩa sứ cho con. Bên cạnh đó mình nghĩ đồ gốm sứ cũng rất là tốt, khi đồ ăn của bé mới chế biến xong còn nóng đổ ra chén bát sứ sẽ yên tâm hơn là đổ ra bát nhựa", chị Hằng chia sẻ.
Cũng theo chị Hằng, ADKN sẽ có 4 giai đoạn nên khi bé chuyển qua mỗi giai đoạn các mẹ nên tăng độ thô dần lên.
Nếu biết cách tăng thô đúng thời điểm khi con đang tập kĩ năng nhai tầm 8 tháng thì vô cùng tốt. Ngược lại, nếu như chế biến đồ ăn nhuyễn quá sẽ qua mất giai đoạn bé tập nhai. "Mới đầu khi tăng độ thô con sẽ có phản ứng ọ ẹ nhưng sau một vài ngày con sẽ biết cách xử lý có phản xạ nhai rồi mới nuốt. Đấy là kinh nghiệm cá nhân của mình cho bé ADKN. Hiện tại Xu nhà mình ăn thô khá tốt".
Trộm vía bé nhà mình vẫn phát triển các kĩ năng vận động tốt. 7 tháng biết bò và giờ bé đi men tốt, đang trong giai đoạn tập đi.
”Ngoài ra, trong quá trình ăn dặm có những giai đoạn các bé mọc răng hoặc đang phát triển kĩ năng bò, đứng, tập đi sẽ xao nhãng việc ăn. Nếu bé đang mọc răng thì mẹ nên chế biến đồ ăn nhuyễn hơn chút và thêm vào các món súp mềm sinh tố...
Còn nếu bé đang trong giai đoạn phát triển các kĩ năng vận động thì nên làm đa dạng món ăn, làm các món sở trường của bé. Không ép bé ăn vì qua giai đoạn này bé sẽ ăn trở lại chứ tuyệt đối không ép bé phải ăn hết suất mà mẹ đã chuẩn bị. Vì con không ăn đồ ăn thì sẽ ăn bù sữa.
Hiện tại, bé Xu vẫn tăng cân đều 3-4 lạng/ tháng. "Giai đoạn ăn dặm là để con tập làm quen với thức ăn mới, học kĩ năng và cái chính là bé có niềm yêu thích trong việc ăn uống nên mình không đặt nặng vấn đề là cân nặng con phải tăng nhiều", mẹ bỉm sữa bài tỏ quan điểm.
Mời các mẹ cùng tham khảo một số thực đơn hàng ngày qua các tháng tuổi mà chị Hằng đã chuẩn bị cho bé Xu:
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. |