Dưới đây là 4 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh cực nhạy cảm, non yếu, mẹ không nên chạm tay trực tiếp vào.
Thật hạnh phúc biết bao khi nhà có thêm một “baby”. Mỗi lần nhìn thấy con say giấc ngủ, có lẽ mẹ sẽ không kìm chế được mà thơm con, nắm tay con, ôm con vào lòng. Thế nhưng các bố các mẹ cũng nên chú ý, có một số bộ phận của con mà mẹ không nên chạm vào, nếu không sẽ làm tổn thương sâu sắc tới sức khỏe, thậm chí là sự phát triển của con.
Vậy đó là những nơi nào?
Thứ nhất, vùng quai hàm của con
Ảnh minh họa
Khung xương của con vẫn còn non yếu, nếu mẹ thường xuyên xoa má, vuốt mặt con sẽ làm cho khung xương của khuôn mặt không phát triển bình thường, có thể khiến cho khuôn mặt con bị lệch sang một bên, hoặc khuôn mặt phát triển to, nhỏ không đều nhau.
Thứ hai, rốn của trẻ mới sinh
Ảnh minh họa
Rốn chính là vết thương của trẻ sơ sinh, chính vì vậy mẹ phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra tình trạng rụng rốn của bé. Chú ý luôn phải để cho rốn con khô ráo, nếu chẳng may bị ướt thì phải lập tức vệ sinh và làm khô ngay. Đặc biệt, không được dùng tay trực tiếp chạm vào rốn trẻ, nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, có hại cho sức khỏe.
Thứ ba, vùng thóp của trẻ
Ảnh minh họa
Mọi người thường ví thóp là “giếng trời” của trẻ, là một vùng hình thoi nằm trên đầu trẻ, đập từng nhịp giống như mạch đập của người trưởng thành vậy. Thực ra những vết cáu bẩn trên đầu trẻ lại có tác dụng bảo vệ thóp, khi gội đầu cho trẻ, mẹ nên nhớ không nên gội quá mạnh, có thể xoa một chút dầu gội dành cho trẻ sơ sinh lên đầu con, xoa nhẹ rồi gội sạch bằng nước ấm.
Thứ tư, tai của trẻ
Ảnh minh họa
Hiện nay rất nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ mỗi khi thấy tai con có ráy tai là lại lập tức lấy ra cho sạch. Đối với người lớn, chúng ta rất thoải mái khi được lấy ráy tai nhưng trẻ con thì không giống như vậy.
Thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ sẽ khiến tai trẻ bị nhiễm trùng. Thực ra những thứ bẩn trong tai trẻ có thể tự rơi ra ngoài, mẹ chỉ cần lấy tăm bông chấm vào dầu ô liu rồi khẽ khàng lau tai cho con sau khi tắm là được. Nếu như bé nhiều ráy tai quá thì nên đưa đến bệnh viện để các bác sĩ làm vệ sinh tai chứ không được tự động xử lý.
Ngoài ra để trẻ phát triển khỏe mạnh và tốt nhất, bố mẹ có thể làm những điều sau:
Thứ nhất, thường xuyên trò chuyện cùng con
Khi con sinh ra được 10 ngày, mẹ đã có thể nói chuyện với con rồi. Ví dụ khi tắm hay thay bỉm cho con, mẹ có thể vuốt ve con và nói với con “Mẹ tắm cho con nhé/ Mẹ thay bỉm cho con nhé”. Làm như vậy sẽ giúp con nhận biết được ngôn ngữ, học cách lắng nghe và cảm nhận được tình cảm của mẹ, phát triển thính giác, thị giác và xúc giác, đồng thời đem lại niềm vui cho trẻ.
Ảnh minh họa
Thứ hai, thường xuyên vận động cho trẻ
Đây cũng chính là phương pháp giáo dục sớm rất quan trọng đối với trẻ, vừa tập luyện được xương cốt, tăng tuần hoàn máu, lại vừa khiến trẻ thoải mái, vui vẻ, có lợi cho việc phát triển tinh thần cho trẻ.
Thứ ba, thường xuyên chơi cùng con
Khi con được 1, 2 tháng mẹ có thể chơi cùng con bằng cách để ngón tay của mình vào lòng bàn tay con, giúp con tập nắm, giúp con phát triển xúc giác và chức năng của các ngón tay. Hoặc có thể cho con chơi những thứ đồ chơi phát ra âm thanh để con phát triển thính giác. Khi con được 4 tháng tuổi, có thể treo đồ chơi trước mặt để con tự với lấy đồ chơi.