Triệu chứng Covid ở trẻ em biểu hiện không rõ ràng, thường bị gây hiểu nhầm với những căn bệnh khác như sốt virus, ho cảm...thông thường. Hầu hết, các trẻ em bị mắc Covid-19 đều không có những triệu chứng phổ biến giống người lớn như đau nhức cơ, khó thở, buồn nôn và đau đầu nên rất khó phát hiện.
Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý nhưng hầu hết các bằng chứng đều cho thấy, Covid ít nguy hiểm hơn đối với trẻ em so với người lớn và trẻ sơ sinh. Biết các triệu chứng Covid ở trẻ em có thể giúp cha mẹ và người chăm sóc xác định các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp và có sự chăm sóc thích hợp.
Cần phải quan tâm trẻ hơn trước dịch Covid. (Ảnh minh họa)
Biểu hiện triệu chứng Covid ở trẻ em
Theo thống kê từ cả Trung Quốc và Hoa Kỳ về trẻ em mắc Covid, loại virus gây ra Covid, cho thấy nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ở trẻ em thấp hơn so với người lớn. Tại Trung Quốc, hơn 90% trẻ em mắc Covid không có triệu chứng và chỉ bị bệnh từ nhẹ đến trung bình. Sau đây là một số triệu chứng Covid ở trẻ em có thể gặp phải:
- Sốt: Mặc dù hầu hết người lớn báo cáo sốt với Covid, nhưng sốt ít phổ biến hơn ở trẻ em, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC, Mỹ) .
- Triệu chứng giống cúm: Khoảng 73% trẻ em bị Covid bị sốt, ho hoặc khó thở. Khó thở là ít phổ biến hơn ở trẻ em. Trong một phân tích, 43% người lớn và chỉ 13% trẻ em có triệu chứng này.
- Triệu chứng đường hô hấp: Trẻ em bị các dạng bệnh nhẹ có thể bị sổ mũi, ho hoặc đau họng.
- Triệu chứng tiêu hóa: Một số trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc buồn nôn .
- Thay đổi về khứu giác: Một phân tích năm 2020 cho thấy, hầu hết người trưởng thành mắc Covid đều mất khứu giác. Các nhà nghiên cứu chưa đánh giá triệu chứng này ở người trẻ tuổi, nhưng trẻ em cũng có thể mất cảm giác vị giác hoặc khứu giác.
- Đau: Trẻ bị Covid có thể bị đau cơ hoặc đau đầu .
- Thay đổi hành vi: Trẻ có thể ủ rũ hoặc khóc thường xuyên hơn, đặc biệt nếu trẻ còn quá nhỏ để diễn đạt bằng lời nói hoặc xác định các triệu chứng của chúng. Một số trẻ cũng có thể lo lắng, đặc biệt nếu chúng biết rằng Covid có thể nguy hiểm.
Nhìn chung, các triệu chứng Covid ở trẻ em có xu hướng ít nghiêm trọng hơn ở người lớn. Trẻ em cũng ít có khả năng biểu hiện rõ ràng từng triệu chứng hơn nên việc phát hiện là khá khó khăn.
Triệu chứng Covid ở trẻ thường không rõ ràng. (Ảnh minh họa)
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong số gần 150.000 trường hợp Covid ở Mỹ trong khoảng thời gian từ đầu tháng 2 đến ngày 2 tháng 4, chỉ có khoảng 2.500 (tương đương 1,7%) là ở trẻ em. Điều này tương tự như những gì đã được báo cáo ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc và Ý, đã có những vụ dịch lớn. Tỷ lệ nhập viện cho trẻ em thấp hơn nhiều so với người lớn.
Tuy nhiên, những người ở mọi lứa tuổi với một số bệnh tiềm ẩn, như bệnh tiểu đường loại 2, thận có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn với Covid. Ngoài ra, những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh di truyền hoặc bệnh liên quan đến hệ thần kinh, quá trình trao đổi chất cũng có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn với Covid-19 .
Tại sao trẻ em phản ứng khác nhau với Covid ?
Câu trả lời chưa rõ ràng. Một số chuyên gia cho rằng trẻ em có thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ngoài Covid còn có những loại coronavirus khác lan truyền trong cộng đồng và gây ra các bệnh như cảm lạnh thông thường. Vì trẻ em thường bị cảm lạnh, chúng có thể có các kháng thể cung cấp cho trẻ một số biện pháp bảo vệ chống lại Covid.
Cũng có thể hệ thống miễn dịch của trẻ em tương tác với virus khác so với hệ thống miễn dịch của người lớn. Một số người trưởng thành bị bệnh vì hệ thống miễn dịch của họ dường như phản ứng quá mức với virus, gây ra nhiều thiệt hại cho cơ thể của họ. Điều này có thể ít xảy ra ở trẻ em.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị Covid không?
Mặc dù hiếm gặp, trẻ em dưới 1 tuổi (trẻ sơ sinh) có nguy cơ mắc bệnh nặng với Covid. Điều này có thể là do hệ thống miễn dịch của các bé chưa trưởng thành và đường dẫn khí nhỏ hơn, khiến các bé có nhiều khả năng phát triển các vấn đề về hô hấp với nhiễm virus đường hô hấp.
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm Covid khi còn trong bụng mẹ hoặc do sau khi sinh tiếp xúc với người chăm sóc đã bị mắc Codvid. Khi bị nghi nhiễm Covid, trẻ có thể cần tạm thời tách mẹ để giảm nguy cơ lây nhiễm, theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng và nếu có sẵn nguồn cung cấp, xét nghiệm Covid cho trẻ sơ sinh .
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi-rút gây ra Covid trong khi sinh hoặc do tiếp xúc với người chăm sóc bệnh sau khi sinh. (Ảnh minh họa)
Phải làm gì nếu nghi ngờ triệu chứng Covid ở trẻ em?
- Nhắc nhở các thành viên trong gia đình cho đến khi cha mẹ nói chuyện với bác sĩ. Nếu bác sĩ nghĩ rằng các triệu chứng của con bạn có thể là Covid, mọi người trong gia đình nên ở nhà cho đến khi xét nghiệm xong hoặc hết các triệu chứng. Hãy kiểm tra trang web của Bộ Y tế để biết chi tiết.
- Giữ người khác và vật nuôi trong nhà tránh xa con bạn càng nhiều càng tốt.
- Cố gắng có một người chỉ chăm sóc đứa trẻ bị bệnh và để những người khác không bị liên quan.
- Nếu con bạn trên 2 tuổi và có thể đeo khẩu trang mà không cảm thấy khó thở, hãy cho trẻ đeo một chiếc khi người chăm sóc ở trong phòng. Đừng để con bạn một mình trong khi các bé đeo khẩu trang bằng vải. Người chăm sóc cũng nên đeo một chiếc khi ở cùng phòng.
Hãy đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài. (Ảnh minh họa)
- Nếu có thể, hãy cho trẻ sử dụng một phòng tắm khác với những người khác. Nếu điều đó là không thể, hãy lau nhà tắm thường xuyên mỗi ngày.
- Mọi người trong gia đình nên rửa tay thường xuyên, ngay cả không đi ra ngoài. Rửa bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
- Sử dụng chất tẩy rửa gia dụng thông thường hoặc khăn lau để làm sạch những thứ bị chạm nhiều (tay nắm cửa, công tắc đèn, đồ chơi, điều khiển từ xa, điện thoại, v.v.). Hãy làm điều này mỗi ngày.
Lưu ý đối với cha mẹ
Các bác sĩ và nhà nghiên cứu đang nghiên cứu về thuốc và vắc-xin cho coronavirus. Vì thế, cha mẹ cần phải thực sự lưu ý đến những vấn đề về an toàn cho trẻ:
- Rửa tay thật kĩ và thường xuyên.
- Che miệng khi ho và hắt hơi.
- Tránh tiếp xúc với người khác, đặc biệt là những người bị bệnh.
- Cần chắc chắn rằng, trẻ đã được tiêm chủng theo khuyến cáo đối với những bệnh nhiễm trùng khác như cúm và sởi.
Thực hiện theo các hướng dẫn để ngăn chặn sự lây lan của Covid có thể đặc biệt khó khăn đối với trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ hãy thật kiên nhẫn, hãy là tấm gương để dẫn dắt trẻ noi theo.
"What to know about COVID-19 symptoms in children", Medical News Today, June 7, 2020. "Coronavirus (COVID-19) Pandemic: What to Do if Your Child Is Sick", Kids Health, July 2020. "COVID-19 (coronavirus) in babies and children", Mayo Clinic, July 21, 2020. "Keep Children Healthy during the COVID-19 Outbreak", CDC Gov, June 14, 2020. |