Khu vườn của ông Đào Mạnh Hùng đang sở hữu nhiều cây bonsai có giá lên tới tiền tỷ.
Bước vào trong khu vườn đa tầng thực vật của ông Đào Mạnh Hùng, mọi người không chỉ choáng ngợp với không gian xanh tràn ngập cỏ cây hoa lá, tràn ngập sắc hương của những nụ hồng mà còn được chiêm ngưỡng những tuyệt tác cây bonsai được dày công chăm sóc, uốn nắn hàng chục năm.
Cách đây không lâu, ông Hùng vừa mới mở triển lãm “Hoa và nghệ thuật bonsai” ở trang trại cây ngoại thành Hà Nội của mình. Hơn 200 cây cảnh bonsai có dáng vóc độc lạ, được uốn tỉa kỳ công của các nghệ nhân nổi tiếng lần đầu tiên được quy tụ, trưng bày. Nhiều cây được đánh giá là “hiếm có, khó tìm” ở Việt Nam.
Những tuyệt tác cây bonsai được dày công chăm sóc, uống nắn hàng chục năm.
Theo tìm hiểu, bonsai là cây được trồng trong chậu nhỏ. Đây là thú chơi tao nhã, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận và dày công chăm sóc từng ly từng tí một. Đây cũng được coi là một trong những bộ môn nghệ thuật độc đáo được nhiều người đủ mọi lứa tuổi yêu thích và đam mê.
Ông Đào Mạnh Hùng cắt tỉa cây hoa giấy cổ bonsai của mình.
Được biết, ông Hùng chơi cây bonsai được 20-30 năm. Mỗi tác phẩm cây bonsai được ông thể hiện đều là câu chuyện về giới tự nhiên muôn màu, sinh động kết hợp giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại.
Với công sức và tâm huyết từ lúc sưu tầm tới ý tưởng tạo hình, những tác phẩm của ông đã nổi tiếng cả nước. Hiện nay, trong khu vườn trưng bày cây bonsai của ông có 3 cây trị giá tiền tỷ.
Theo chia sẻ của ông Trần Văn Khang – một thành viên chơi cây bonsai cùng ông Hùng cho biết: “Trong khu vườn này, cây xanh, cây hoa giấy của chú Hùng và cây đại của tôi hiện có giá hơn tỷ. Đó là 3 cây có giá trị và được đánh giá cao hiện nay. Còn lại các cây khác cũng có giá hàng chục đến vài trăm triệu”.
Ông Trần Văn Khang đến chăm sóc cây bonsai mỗi ngày.
Cũng theo ông Khang chia sẻ, ông chơi cây bonsai được 10 -15 năm nay. Đối với ông, chơi bonsai không chỉ đơn giản là biểu diễn "kỹ nghệ" cắt tỉa cây mà phải thổi hồn biến tác phẩm, chăm sóc, uốn nắn cẩn thận.
Ông Khang cho biết một cây bonsai đẹp sẽ được đánh giá thông qua bộ gốc, rễ, dáng và thế cây tạo hình. Để tạo dáng một cây cảnh bonsai ,người chơi phải kiên trì, tỉ mỉ và dành nhiều thời gian, thậm chí người chơi phải mất hàng chục năm để tìm kiếm và tạo hình cây thành một tác phẩm ưng ý.
“Cây bonsai có 4 dáng chính là trực, siêu, hoành, huyền. Tuy nhiên thế cây lại có hàng trăm thế theo ý tưởng từ đời sống nhân sinh: huynh đệ, phụ tử, phụ mẫu, tỉ muội, huynh đệ, quốc tử, phụ tử đồng khoa…”, ông Khang chia sẻ thêm.
Cây hoa giấy cổ thụ bonsai của tác giả Đào Mạnh Hùng được nhiều dân chơi cây cảnh đánh giá là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam và được định giá vào khoảng 1,5 tỷ đồng. Cây có gốc lũa tự nhiên và chính điểm này đã làm nên sự đặc biệt của cây.
Cây xanh này của tác giả Đào Mạnh Hùng cũng có giá tiền tỷ.
Tác phẩm “Cây đại” của tác giả Trần Văn Khang là một trong 3 cây bonsai được đánh giá có giá trị tiền tỷ. Theo ông Khang chia sẻ, cây đại được nhiều người dự đoán tuổi lên đến trăm năm bởi cây cổ kính, già nua, nhiều u bướu. Cây có hoa trắng nhị vàng với thế “Bạt phong hồi đầu”.
Cây xanh này là cây bonsai có giá trị đứng thứ 4 trong khu vườn sau 3 cây tiền tỷ trên.
Cây tùng cối của tác giả Trần Đức Toàn được thiết kế với một tiểu cảnh gợi giống như một bức tranh “sơn thủy hữu tình”.
Một thế khác với cách uốn và tạo hình khác của cây xanh.
Cây me của tác giả Trần Văn Khang.
Cây mai chiếu thủy của tác giả Ngô Xuân Tụ.
Cây du của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa.
Tùng la hán chủ đề "Vũ điệu tầng không I".
Cây ngâu dáng hoành của tác giả Nguyễn Xuân Bảo.
Một tác phẩm của tác giả Nguyễn Văn Tiến.
Mỗi tác phẩm cây bonsai đều là câu chuyện về giới tự nhiên muôn màu, sinh động kết hợp giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại.