Với những ngôi nhà nhiều tầng thì cầu thang không chỉ đóng vai trò trong việc đi lại mà nó còn là một lối dẫn khí trường.
Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, những ngôi nhà một tầng dần bị thay thế bằng những ngôi nhà ống. Cầu thang trở thành thiết kế không thể thiếu và quan trọng nhất trong ngôi nhà. Trong phong thủy, cầu thang cũng cần lưu tâm hơn khi nó trở thành xương sống, là cầu nối dẫn khí trường đi lên, đi xuống trong ngôi nhà.
Bên cạnh các chú ý phong thủy giúp cầu thang "tụ khí", một trong những vấn đề không thể quên khi xây dựng là đếm bậc cầu thang. Đây được coi là điều tiên quyết cần nhớ trong thiết kế nhà ống.
Theo đó, cách tính bậc được đếm theo số bước chân lên xuống từ điểm đầu tới điểm cuối của cầu thang trong nhà. Nếu cầu thang có chiếu nghỉ cũng được tính là một bậc. Số bậc thang trong nhà nên rơi vào cung “sinh” trong "sinh, lão, bệnh, tử" là tốt nhất. Tiếp theo là số bậc rơi vào "lão" hoặc "bệnh". Bậc cầu thang trong nhà cần phải tránh rơi vào chữ "tử".
Bậc đầu tiên là Sinh
Bậc thứ hai là Lão
Bậc thứ ba là Bệnh
Bậc thứ tư là Tử
Bậc thứ năm lại là Sinh
Và cứ thế tiếp tục lại là các bậc "Lão", "Bệnh", "Tử",...Như vậy, số bậc thang đẹp trong nhà theo công thức: 4n+1, trong đó "n" là số lần chu kì lặp lại.
Số chu kì | Số bậc vào cung Sinh |
1 | 5 |
2 | 9 |
3 | 13 |
4 | 17 |
5 | 21 |
n | 4n+1 |
Tuy vậy, sinh khí quá vượng khiến gia chủ không gánh được sẽ hóa thành sát khí. Chẳng hạn như nếu ngôi nhà có năm tầng mà chủ nhà bố trí cả bốn cầu thang đều có 21 bậc để vào cung "Sinh" thì sẽ "Tử". Trên đời nếu đã có "Sinh" thì sẽ có "Tử". Nếu đếm tổng số các bậc thang của cả năm tầng trong nhà sẽ là 84 bậc - nơi vào cung "Tử".
Cầu thang kín đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà
Ngoài số bậc cầu thang, chủ nhà nên kết hợp cả với các tính toán thông số trong xây dựng để đạt được sự thoải mái nhất trong khi sử sử dụng. Một cầu thang được xem là đủ tiêu chuẩn là phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn:
- Kích thước: Rộng 0,9 – 1,2 mét
- Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, bề rộng mặt bậc cầu thang tương ứng từ 240 đến 300 mm.
- Chiều cao của lan can thông thường là 900mm
Cầu thang hở ở các bậc khiến các nguồn vượng khí sẽ bị phân tán, không chạy theo dòng xuyên suốt lên các phòng tầng trên.