Mỗi mùa thu sang, cây ngân hạnh nghìn năm lại nhuộm vàng cả sân chùa với biển lá rẻ quạt.
Hàng năm, cứ mỗi khi thu về, người dân Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... lại rủ nhau ra đường ngắm những thảm lá vàng ruộm phủ kín mặt đường. Khung cảnh nên thơ đã trở thành một biểu tượng của xứ sở ôn đới.
Cây ngân hạng nghìn năm được trồng trong ngôi chùa Phật giáo Thiền tông
Chính những hàng cây ngân hạnh đã tạo nên vẻ đẹp mộng mơ như tiên cảnh. Cây ngân hạnh được trồng tại rất nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc. Có những khu vực được trồng ngân hạnh hai bên đường thế nhưng những cây ngân hạnh ngàn năm tuổi vẫn có sức hút không thể cưỡng lại.
Ở Trung Quốc có một cây ngân hạnh ngàn năm tuổi được bảo tồn và thờ phụng. Mỗi khi mùa thu sang, những chiếc lá cây rơi đầy khoảng sân rộng tạo thành một "biển vàng". Cây ngân hạnh cổ thụ này được chính tay vua Đường Thái Tông - Lý Thế Dân tự tay trồng. Đến nay, cây đã khoảng 1400 năm tuổi. Hàng năm, hàng nghìn lượt khách lại đến với Quan Âm Thiền Tự ở làng La Hán Động, Tây An để ngắm cảnh vật tuyệt đẹp cũng như cầu bình an cho gia đinh.
Vua Lý Thế Dân, người sáng lập của triều đại nhà Đường, cầm quyền từ 629-649, đã đích thân trồng cây ngân hạnh này trong một lần viếng thăm chùa
Lá vàng rụng thường rụng từ tháng Mười Một cho đến giữa tháng sau. Năm nay, những phiến lá đầu tiên rơi vào ngày 12/11
Ngân hạng được coi như là "hóa thạch sống". Chúng là giống duy nhất còn lại của chi Gingko, một nhóm cây lâu đời hơn cả loài khủng long.
Cây ngân hạnh này được bảo tồn như một di tích quốc gia.
Người dân thường đến đây ngắm cây, cầu nguyện và lắng nghe lời chỉ dạy của các nhà sư
Lá cây ngân hạnh có hình rẻ quạt. Khi rơi xuống, những chiếc lá sẽ xoay tròn và đáp nhẹ nhàng xuống mặt đất