Tình yêu 'ăn hoa, ngủ cũng hoa' của cô giáo Quảng Ninh

Ngày 11/03/2015 00:06 AM (GMT+7)

Chị Hồng Thanh ở Bãi Cháy, Quảng Ninh tâm sự phải yêu cây hoa nhiều lắm mới kiên trì chăm bẵm được từng chậu cây đẹp được như ngày hôm nay.

Kiên trì với tình yêu hoa

Ngoài dạ yến thảo, trong vườn nhà chị còn trồng rất nhiều loại hoa khác như hoa hồng, cẩm tú cầu, dâm bụt, hoa giấy, ngọc thảo, phong lữ thảo, păng-xê, hoa mõm sói, thanh trúc, thanh tú,... Nhiều hoa là vậy mà mỗi loại lại có một cách chăm riêng, một loại bệnh riêng nên trong đầu chị luôn phải suy nghĩ các cách trị riêng cho mỗi loài.

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 1

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 2

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 3

Vì có nhiều loại hoa trong vườn nhà nên cần phải tỉ mẩn nhớ từng cách trị bệnh riêng cho từng loại

Nhiều lúc chị cảm thấy như mình đang mò mẫm trong đêm khi thử đủ mọi loại phân và thuốc để xem loại nào phù hợp. Khi hỏi được cách chăm của những người có kinh nghiệm thì lại phải lùng mua và đặt hàng. Nhiều lúc phải vài tuần mới có thuốc, có phân. Cứ thử đi thử lại, chết nhiều cây, tốn nhiều tiền, chị mới đúc rút ra được ​các loại phân và thuốc tương thức cho từng cây. Nhiều lúc, chị nghĩ phải yêu hoa nhiều lắm mới kiên trì được đến vậy.

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 4

Ngọc thảo đủ màu trong vườn nhà

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 5

Phong lữ thảo đứng nở đỏ rực

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 6

Những bông hồng cổ nở to, thơm ngát vườn nhà

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 7

Cẩm tú cầu thay đổi màu sắc tùy theo độ pH của đất

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 8

Hoa mõm sói 

Yêu hoa nhưng vì bận rộn với việc cơ quan, việc gia đình nên chị luôn phải tranh thủ thời gian khi trong nhà, chỉ có mình chị chăm sóc cây. Ông xã chị đi làm xa cả ngày nên không giúp vợ được. Các con thì chỉ giúp mẹ bằng cách không ra phá phách cây của mẹ bao giờ. Hàng ngày, chị chỉ tưới một lần duy nhất vào đầu giờ chiều khi bé nhà chị vừa đi học. Còn lại, cứ rỗi lúc nào là chị lại ra vệ sinh cho cây và tranh thủ ngắm hoa giải tỏa tinh thần. Nhìn những giò hoa rực rỡ, chị lại lòng mình bình yên đến lạ.

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 9

Ban công nhà cũng được tận dụng để bày cây hoa

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 10

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 11

Những cây hoa giấy đủ màu của chị Thanh

Sẻ chia tình yêu đến mọi người

Để có được vườn hoa đẹp như vậy, chị Thanh chia sẻ mình "ăn cũng hoa, ngủ cũng nghĩ đến hoa". Chính vẻ đẹp của hoa đã làm cho cuộc sống của chị tươi tắn hơn và nhiều màu sắc hơn. Chị luôn muốn chia sẻ được những kinh nghiệm mày mò của mình đến với nhiều người hơn để ai cũng có hoa đẹp để ngắm.

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 12

Dưới đây là bài chia sẻ về kinh nghiệm trồng hoa ngọc thảo của chị Thanh cho mọi người:

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 13

Ngọc Thảo nở rực trong vườn nhà chị Thanh

Có người hỏi vì sao ngọc thảo của mình lên nhiều hoa vậy thì xin chia sẻ đó chính là những cơn mưa (miền Bắc giờ đang mưa rất nhiều). Thế nhưng nhiều người lại sợ mưa vì mưa làm ngọc thảo úng thối? 

Đúng vậy! Nếu muốn ngọc thảo chịu được trời mưa và nồm ẩm, nhất thiết trước đó, lúc trời tạnh ráo, mình phải phun cho cây loại phân bón có thành phần giúp cứng cây (thành phần chính là có Canxi). Đồng thời tuần một hay hai lần tưới cho cây phân đầu trâu hay phân vi sinh thì cây sẽ đủ chất để bung nhiều hoa.

Cây để ở nơi có nhiều nắng thì càng tốt. Trời mưa (kể cả to lẫn lâm thâm) thì mình vẫn để ở ngoài. Lúc mưa hoa có thể giập nát, nhưng không sao vì hoa mới ra sẽ to và rất đẹp. Vấn đề là trước phải nhặt hết những bông hoa bị hỏng. Còn nếu cứ mưa là bê hoa vào thì sẽ làm cho sức đề kháng của cây yếu đi (trừ khi trời gió hanh). Cây sẽ ko dc nhiều hoa và hoa bé. 

Trong quá trình chăm, cây sẽ có thể bị tưới phân quá đà khiến xót cây, lá hoa sun, cây bé tí. Khi đó, chính mưa lại là cứu cánh. Cho cây tắm mưa là cây sẽ hồi rất nhanh (thỉnh thoảng mình cũng bị vậy).

Cây lúc mua nên chọn cây khỏe, nhiều nhánh. Đất trồng nên tơi xốp, tránh trồng nguyên bằng đất thịt. Nói chung về cơ bản là vậy nhưng có những khi thời tiết quá khắc nghiệt cây cũng không chịu nổi. Cây sẽ xấu và tàn tạ lắm nhưng đừng lo, sau đó cây sẽ hồi lại rất nhanh.

Ngọc thảo rất hay ở chỗ không có bệnh gì và cũng không có sâu (kết điểm này nhất), chỉ trừ bị úng thôi. Ngọc thảo có hai loại: kép và đơn. Cây kép khoẻ, cây thành bụi to. Cây đơn thì có độ rủ, rất sai hoa, hoa đơn to và sai hơn hoa kép. Nhiều hoa thì thích, mỗi cái hoa rụng thì bẩn lắm. Suốt ngày phải dọn thôi.

Tình yêu ăn hoa, ngủ cũng hoa của cô giáo Quảng Ninh - 14

Thạch Thảo
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan