Người mẹ có tầm nhìn xa nên áp dụng nguyên tắc 3-3-3 trong quá trình nuôi dạy con.
Tình yêu thương gia đình, khi được thể hiện một cách lành mạnh và tích cực, sẽ là nguồn động lực to lớn, giúp mỗi thành viên phát triển và vươn tới những ước mơ của mình.
Tuy nhiên, khi tình yêu trở thành sự kiểm soát hoặc áp đặt, có thể biến thành gánh nặng, khiến trẻ cảm thấy không tự do và thiếu tự tin trong việc khám phá bản thân.
Người mẹ cũng nên nhìn xa trông rộng, không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc và bảo vệ, mà còn cần giúp con tạo dựng cuộc sống độc lập, ý nghĩa hơn.
Các bà mẹ được khuyên nên kiên trì áp dụng nguyên tắc “3 không nói, 3 không giúp đỡ và 3 không bao dung”, khi dạy con.
Đừng nói nhiều, hãy học cách động viên
Nếu nhìn tổng thể gia đình, sẽ thấy mỗi người đều có cá tính, mục tiêu riêng và cần được động viên. Tuy nhiên, chúng ta luôn “thói quen bác bỏ”. Có 3 điều, người mẹ nên hạn chế nói với con.
Không quát mắng con nơi đông người
Giữa bố mẹ có những mâu thuẫn, cũng có những điều không ổn, nên giao tiếp riêng tư và tạo cho con cái hình ảnh tốt. Một môi trường gia đình lành mạnh cần có sự thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên. Bố mẹ nên giải quyết mâu thuẫn một cách khéo léo.
Ngoài ra, việc không quát mắng con nơi đông người là một nguyên tắc quan trọng trong việc giáo dục. Khi trẻ bị phê bình trước mặt người khác, có thể cảm thấy xấu hổ, tổn thương và mất tự tin.
Không quát mắng con nơi đông người.
Thay vào đó, mẹ nên chọn thời điểm và không gian riêng tư để thảo luận về những hành vi chưa đúng của trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng, có cơ hội hiểu rõ hơn về lý do tại sao hành động của mình là không phù hợp.
Không nói về khuyết điểm của con trước người khác
Khi mẹ thường xuyên nói về điểm yếu của con trước người khác, điều này có thể làm tổn thương sự tự tin. Trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti về bản thân.
Khi trẻ mất tự tin, sẽ dễ đánh mất mục tiêu và hy vọng.
Hạn chế phàn nàn về những điều nhỏ trong cuộc sống
Một số bà mẹ phàn nàn về những điều nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Mẹ thường xuyên chỉ trích chi tiết như cách sắp xếp đồ đạc, cách nấu ăn hay thậm chí là những thói quen nhỏ của con.
Điều này tạo ra một bầu không khí căng thẳng, dẫn đến việc mọi người trong gia đình cảm thấy áp lực và không thoải mái. Khi trẻ sống trong một môi trường chứa đầy những lời phàn nàn và chỉ trích, sẽ dần mất đi hy vọng và cảm giác vui vẻ.
3 điều không vội vàng giúp đỡ, hãy để trẻ học cách tự lập
Dựa vào ai cũng không bằng chính mình Đây là “nền tảng” để thành công trong cuộc sống.
Nếu người mẹ trở thành nơi phụ thuộc, thì trẻ sẽ khó phát triển cuộc sống tương lai.
Đừng giúp đỡ những việc mà trẻ có thể tự làm được
Khi đến độ tuổi nhất định, trẻ nên làm điều gì đó trong khả năng của mình, thay vì trông cậy vào sự giúp đỡ của mẹ.
Làm bài tập, đọc sách, đi lấy nước hay thậm chí là cãi nhau với bạn cùng chơi... những việc này lẽ ra trẻ có thể tự mình giải quyết. Khi trẻ thực hiện những nhiệm vụ này một cách độc lập, sẽ học được cách quản lý thời gian, phân tích tình huống và đưa ra quyết định.
Đừng vội giúp đỡ những việc mà trẻ có thể tự làm được.
Không thay trẻ quyết định khi đã trưởng thành
Mẹ nên đưa ra lời khuyên, thay vì quyết định hết mọi thứ. Việc chỉ bảo và hướng dẫn cho trẻ cách tiếp cận một vấn đề sẽ giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, từ đó tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định riêng.
Đôi khi mẹ cần để bố dạy trẻ điều đúng đắn
Nhiều bà mẹ có xu hướng bênh vực khi bố muốn giáo dục con. Điều này có thể xuất phát từ việc khác biệt quan điểm nuôi dạy, cũng như những trải nghiệm và giá trị mà mỗi người mang đến. Trong nhiều gia đình, mẹ thường là người chăm sóc và dành nhiều thời gian bên con, vì vậy có thể dễ hiểu khi mẹ cảm thấy cần phải bảo vệ con trước những quyết định của bố.
Tuy nhiên, đôi khi mẹ cần để bố dạy trẻ điều đúng đắn. Việc này giúp trẻ nhận thức được rằng cả hai bậc phụ huynh đều có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục. Bố và mẹ có thể có những quan điểm khác nhau, nhưng đều mang lại lợi ích cho trẻ.
3 điều mẹ không nên quá bao dung
Khi trẻ nghịch ngợm, phá đồ người khác
Khi trẻ nghịch ngợm, phá đồ người khác, dẫn đến việc làm hỏng đồ gây ra những hậu quả không mong muốn.
Trong tình huống này, điều quan trọng là mẹ cần phải giữ bình tĩnh và không nên phản ứng thái quá. Tuy nhiên, trẻ cũng cần được kỷ luật đúng cách, mẹ hãy tìm cách giải thích cho trẻ về việc tôn trọng đồ vật của người khác, ý nghĩa của việc giữ gìn tài sản chung. Đây là cơ hội tốt để dạy trẻ về trách nhiệm, hậu quả trong hành động của mình.
Khi trẻ hay cãi, nói lời không hay
Trẻ đang học cách thể hiện bản thân và khám phá những ranh giới của ngôn ngữ. Những câu cãi vã có thể là cách để trẻ tìm kiếm sự chú ý, thể hiện sự không đồng ý hoặc đơn giản là muốn khẳng định cá tính riêng.
Tuy nhiên, nếu hành vi này không được quản lý đúng cách, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, như việc trẻ trở nên thiếu tôn trọng với người lớn hoặc bạn bè. Vì vậy, người mẹ cần phải kiên nhẫn và có những biện pháp giáo dục hợp lý.
Khi trẻ có những hành vi không phù hợp, mẹ nên nghiêm khắc điều chỉnh.
Trẻ dựa vào sự nuông chiều của người khác
Trẻ dựa vào sự nuông chiều của người khác như ông bà, bố, anh chị..., điều này là một phần tự nhiên phản ánh những giá trị văn hóa và truyền thống gia đình.
Ví dụ, ông bà thường có xu hướng yêu thương và chiều chuộng cháu. Sự nuông chiều này có thể thể hiện qua việc mua sắm đồ chơi, cho phép trẻ ăn những món yêu thích, hoặc thậm chí là bao che cho những hành vi nghịch ngợm của trẻ.
Tuy nhiên, việc trẻ quá phụ thuộc vào sự nuông chiều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Khi trẻ cảm thấy rằng mọi yêu cầu của mình đều được đáp ứng mà không cần phải nỗ lực hay tuân theo quy tắc nào, trẻ có thể phát triển thái độ thiếu trách nhiệm không biết trân trọng những gì mình có.
Điều này cũng có thể tạo ra sự xung đột, khi bố mẹ cố gắng thiết lập kỷ luật và những quy tắc nhất định cho trẻ.