Những đứa trẻ ngoan ở trường mẫu giáo đều được nuôi dạy từ ba kiểu gia đình

Thi Thi - Ngày 08/05/2024 10:09 AM (GMT+7)

Bố mẹ xây dựng gia đình gắn bó an toàn với con cái ngay từ khi còn nhỏ, sẽ là nền tảng tốt để trẻ phát triển khi bước vào mẫu giáo.

Một nguyên hiệu trưởng trường mẫu giáo cho biết, “Hầu hết trẻ em lần đầu tiên bước vào trường mẫu giáo sẽ cảm thấy sợ hãi và khóc không ngừng, khi phải đối mặt với một môi trường hoàn toàn xa lạ. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ không khóc hay gây rắc rối, các em sẽ sớm thích nghi với môi trường mới và có thêm nhiều bạn mới.”

Cựu hiệu trưởng cũng cho biết, những đứa trẻ không quấy khóc khi mới vào trường mẫu giáo hầu hết đều được nuôi dưỡng từ 3 kiểu gia đình sau đây.

Những đứa trẻ ngoan ở trường mẫu giáo đều được nuôi dạy từ ba kiểu gia đình - 1

Xây dựng gia đình gắn bó an toàn với con cái ngay từ khi còn nhỏ

Đối với một đứa trẻ lần đầu tiên bước vào trường mẫu giáo, đây là một nơi hoàn toàn xa lạ, không quen biết ai, những người thân thiết nhất cũng không ở bên cạnh, và trẻ phải một mình đối mặt với khó khăn, điều này khó tránh khỏi việc cảm thấy khó chịu. 

Nhưng nếu bố mẹ thiết lập sự gắn bó an toàn với con ngay từ khi còn nhỏ, quan tâm và đáp ứng kịp thời nhu cầu tình cảm, đồng thời tạo ra một thế giới ổn định, trật tự và yêu thương thì trẻ sẽ dần dần trở nên tích cực, lạc quan, và hợp tác. Bằng cách này, trẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bắt đầu cuộc sống tập thể và hòa nhập vào các cộng đồng mới.

Xây dựng gia đình gắn bó an toàn với con cái ngay từ khi còn nhỏ.

Xây dựng gia đình gắn bó an toàn với con cái ngay từ khi còn nhỏ.

Giai đoạn 0-3 tuổi rất quan trọng để thiết lập mối quan hệ gắn bó an toàn. Đặc biệt trước 2 tuổi, bốmẹ hãy để con cảm nhận được “sức mạnh của tình yêu”. Khi trẻ khóc trong giai đoạn thơ ấu, hãy ôm và nhìn sâu vào mắt, mỉm cười trêu chọc và dùng những lời nói nhẹ nhàng để trẻ cảm nhận được cảm xúc và tình yêu thương của bố mẹ.

Sau đó, trẻ sẽ bước vào “hai năm khủng hoảng”, nếu không được đáp ứng những mong đợi, trẻ sẽ trở nên tức giận, hành động "nổi loạn" để thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Trong quá trình nuôi dạy, bố mẹ nên quan sát và hiểu cảm xúc nhiều hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu tình cảm của con, để con có thêm sự an tâm, thúc đẩy sự phát triển tích cực và tự nhiên có thể thích nghi tốt hơn với môi trường mẫu giáo.

Những đứa trẻ ngoan ở trường mẫu giáo đều được nuôi dạy từ ba kiểu gia đình - 3

Những gia đình thường xuyên đưa con đi chơi

Nguyên hiệu trưởng cho biết thêm: “Những đứa trẻ thường xuyên ở nhà thường ngại đi học mẫu giáo. Còn những gia đình thường xuyên đưa con đi chơi sẽ thể hiện khả năng thích ứng mạnh mẽ hơn”.

Bởi vì những đứa trẻ hiếm khi ra ngoài chơi từ nhỏ đã sống trong một vòng tròn nhỏ, chỉ quanh quẩn với vài người lớn ở nhà và hiếm khi tiếp xúc với người ngoài. Trẻ thiếu bạn cùng chơi và thường phát triển tính cách hướng nội.

Vì vậy, đôi khi khiến trẻ không biết cách hòa nhập với những đứa trẻ khác và lo lắng rằng mình không thể theo kịp tốc độ của giáo viên. Nếu trẻ nhận thấy mình thua kém người khác, có xu hướng ghét chính bản thân mình và từ đó không chịu đến trường.

Với sự phát triển về khả năng vận động và ngôn ngữ, trẻ 1 tuổi sẽ thể hiện mong muốn mạnh mẽ được làm bạn cùng chơi. Trẻ sẵn sàng chia sẻ niềm vui với các trẻ khác và cùng nhau khám phá thế giới. Vì vậy, lúc này, bố mẹ nên ý thức mở rộng phạm vi hoạt động và tạo môi trường thuận lợi cho việc kết bạn cùng chơi.

Thường xuyên đưa con đi chơi là tạo điều kiện tốt để trẻ tiếp xúc với môi trường mới.

Thường xuyên đưa con đi chơi là tạo điều kiện tốt để trẻ tiếp xúc với môi trường mới.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nếu đưa trẻ đến những nơi có nhiều trẻ em như quảng trường, công viên, nhưng nếu trẻ vẫn thích ở một mình và chơi một mình, bố mẹ không nên cố tình yêu cầu trẻ kết bạn mà hãy phát triển phù hợp tính cách của con.

Ở trường mẫu giáo, hiếm khi trẻ có được mối quan hệ tốt ngay từ đầu. Trẻ mới bước vào mẫu giáo đang cố gắng hết sức để thích nghi với cuộc sống mới và cần hiểu rõ vai trò của giáo viên. Chỉ khi đó các em mới có thể sống cuộc sống tập thể với sự an tâm và đủ năng lượng để kết bạn trong giai đoạn tiếp theo.

Vì vậy, nhiều trẻ chỉ nhắc đến tên các bạn cùng chơi hoặc chủ động kể lại những chuyện xảy ra ở trường mẫu giáo với gia đình vào cuối học kỳ một, thậm chí là học kỳ hai. Do đó, bố mẹ không nên gây áp lực cho con và đừng vội hỏi con có kết bạn mới ngay khi tan học.

Những đứa trẻ ngoan ở trường mẫu giáo đều được nuôi dạy từ ba kiểu gia đình - 5

Gia đình rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân cho con ngay từ khi còn nhỏ

Khi đi học mẫu giáo, trẻ không còn được thoải mái và tự do như ở nhà. Trẻ cần phải hành động theo thời gian mà giáo viên và nhà trường đặt ra. Vì vậy, trẻ cần có khả năng tự chăm sóc bản thân ở mức độ nhất định để hòa nhập cuộc sống tập thể một cách dễ dàng.

Hầu hết những đứa trẻ quấy khóc đều kém trong việc tự chăm sóc bản thân. Để rèn luyện khả năng tự nhận thức về bản thân, bố mẹ hãy sớm hướng dẫn con làm những việc trong khả năng của mình.

Bố mẹ nên rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Bố mẹ nên rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Khả năng tự nhận thức của trẻ bắt đầu nảy mầm từng chút một từ khi còn nhỏ. Khoảng 1 tuổi, trẻ sẽ chạm vào hoặc di chuyển đồ vật theo ý muốn của mình. Khoảng 2 tuổi, nhận thức này sẽ trở nên rõ ràng hơn và sẽ bắt đầu có ham muốn tự mình hoàn thành mọi việc.

Lúc này, bố mẹ nên tận dụng bản năng của con để hướng dẫn làm những việc trong khả năng của mình như tự ăn, mặc quần áo và đi giày, tự đóng gói đồ chơi, và tự mang túi xách khi đi ra ngoài.

Điều này không chỉ rèn luyện tinh thần trách nhiệm, khả năng thực hành mà còn có tác động lâu dài đến sự phát triển nhân cách, rèn luyện tình cảm, trí thông minh và cải thiện sự tự khẳng định (niềm tin rằng bản thân là một sự tồn tại có giá trị). Và đây là những điều cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống tập thể ở trường mẫu giáo.

Những đứa trẻ ngoan ở trường mẫu giáo đều được nuôi dạy từ ba kiểu gia đình - 7

Những đứa trẻ ngoan ở trường mẫu giáo đều được nuôi dạy từ ba kiểu gia đình - 8

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm