Một nghiên cứu cho thấy mùa sinh có liên quan đến quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.
Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu liên quan theo dõi hơn 10.000 trẻ em trong 7 năm. Số liệu khảo sát cho thấy trẻ sinh vào cuối thu và đầu mùa đông nặng khoảng 210 gam, cao hơn khoảng 0,19 cm và có mức độ thông minh cao hơn trẻ sinh vào mùa hè từ 0 đến 6 điểm. Điều này cho thấy trẻ sinh vào mùa đông có thể có lợi thế về trí tuệ.
Vì sao trẻ sinh vào mùa thu đông thông minh hơn?
Sau khi so sánh dữ liệu từ nhiều khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh sinh vào mùa thu đông có chu vi vòng đầu tương đối lớn hơn, đồng thời, nhìn chung những đứa trẻ này ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Do nhiệt độ vào mùa thu đông thấp nên trẻ sơ sinh ngay từ khi sinh ra đã được tiếp xúc với môi trường lạnh hơn, giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng và giảm khả năng mắc bệnh.
Ngoài ra, nhiệt độ thấp hơn vào mùa thu đông, vi trùng tồn tại ngoài môi trường ít hơn nên khả năng trẻ bị nhiễm vi trùng sẽ giảm đi.
Một nghiên cứu cho thấy mùa sinh có liên quan đến quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.
Đồng thời, tuy trẻ sinh vào mùa thu đông tuy khi chào đời sẽ phải đối mặt với thời tiết lạnh giá, nhưng sẽ sớm đón chào mùa xuân ấm áp, giúp trẻ thích nghi với thời tiết tốt hơn khi còn nhỏ và giảm khả năng mắc bệnh.
Điều này có thể liên quan đến sự điều chỉnh tốt hơn của cơ thể với những thay đổi về nhiệt độ và ánh sáng trong môi trường sống. Khi bước sang mùa xuân ấm áp, những đứa trẻ này dường như thích nghi nhanh chóng hơn. Bởi, một cơ thể khỏe mạnh là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ.
Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình thông minh, giỏi giang nên luôn tìm mọi cách để trau dồi những khả năng đa dạng của con trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, trên thực tế, một đứa trẻ xuất sắc không chỉ có nghĩa là biểu hiện về trí thông minh. Khi phát triển toàn diện các khả năng khác nhau thì trẻ mới thực sự xuất sắc.
Bố mẹ nên chú trọng nuôi dưỡng, phát triển cho trẻ ở 3 khía cạnh quan trọng
Nếu cuộc đời được so sánh với một cuộc chạy marathon, thì lợi thế IQ ngắn hạn có thể cho phép trẻ dẫn đầu ngay từ đầu, nhưng về lâu dài, nếu muốn giành chiến thắng cuối cùng, trẻ cần phát triển khả năng toàn diện và có nền tảng vững chắc.
Có 3 khía cạnh quan trọng mà chuyên gia gợi ý bố mẹ nên nuôi dưỡng, rèn luyện sớm cho con.
Phát triển sự tập trung
Sự tập trung là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ đạt được thành công trong học tập cũng như các hoạt động khác. Bố mẹ nên bắt đầu rèn luyện kỹ năng này từ khi trẻ còn nhỏ, vì càng được rèn luyện sớm, trẻ càng có thể phát triển một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.
Phát triển sự tập trung.
Tùy theo từng độ tuổi, bố mẹ có thể sử dụng các phương pháp rèn luyện khác nhau. Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng các hoạt động ngắn như đọc sách, làm đồ thủ công hoặc tham gia trò chơi đòi hỏi sự tập trung. Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể tăng dần thời gian tập trung, yêu cầu trẻ hoàn thành một bài tập hay dự án cụ thể.
Điều quan trọng là bố mẹ tạo một môi trường tốt để trẻ có thể tập trung vào việc mình đang làm mà không bị quấy rầy bởi các tác nhân bên ngoài. Ví dụ, bố mẹ có thể tạo một không gian yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn và các nguồn phân tán chú ý khác.
Phát triển tính kỷ luật tự giác
Tính lười biếng đều tồn tại bên trong mỗi người, và trẻ em cũng không ngoại lệ. Ví dụ, không muốn làm bài tập về nhà, không muốn thức dậy, không muốn đi học luyện thi,... Những điều này thực chất là kết quả của việc trẻ thiếu kỷ luật tự giác.
Khi không có kỷ luật tự giác, trẻ không thể quản lý tốt thời gian và lập kế hoạch hợp lý cho cuộc sống của mình. Vì vậy, điều quan trọng thứ hai là bố mẹ nên nêu gương tốt về tính tự giác, sau đó hướng dẫn trẻ phát triển tính tự giác để, nhằm thiết lập kế hoạch tốt cho việc học tập của mình.
Phát triển tính kỷ luật tự giác.
Quản lý cảm xúc
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh chú trọng rèn luyện trí tuệ và vô tình bỏ quá bước quan trọng, đó là hướng dẫn trẻ cách quản lý cảm xúc.
Trên thực tế, khả năng quản lý cảm xúc cũng quan trọng như IQ. Khi trẻ hiểu và kiểm soát cảm xúc của chính mình, mới có thể thấu hiểu và hòa hợp với người khác tốt hơn. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc, cả tiêu cực và tích cực, từ đó dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ không chỉ chú trọng phát triển trí thông minh mà nên để tâm đến việc trau dồi các khía cạnh khác.