Thấy con không bao giờ làm ướt quần, chị Lưu cảm thấy vừa vui mà vừa lo lắng, khó hiểu.
Việc sinh hoạt cá nhân của trẻ sơ sinh vẫn còn nhiều bất ổn nên thường được bố mẹ đóng bỉm hoặc dùng tã trong suốt 1-2 năm đầu đời. Tuy nhiên với chị Lưu (Trung Quốc), khoảng thời gian gần đây ngày hè oi bức, nóng nảy nên chị lo sợ em bé khó chịu hay bị hăm bộ phận sinh dục vì dùng bỉm nhiều. Do đó chị Lưu rất ít khi cho con mặc bỉm, về cơ bản sẽ thả bỉm vào ban ngày và chỉ mặc vào buổi đêm.
Khi con được 6 tháng tuổi, chị Lưu đi làm trở lại và có dặn bảo mẫu ở nhà cũng cứ bỏ bỉm cho con và chỉ mặc quần thôi. Nếu đứa trẻ có tè dầm ra quần thì cứ thay thoải mái vì gia đình có máy giặt, không mất quá nhiều công sức để giặt quần.
Thế nhưng sau 1 tháng vị bảo mẫu chăm sóc con cho chị Lưu đã khoe rằng bà cai bỉm thành công cho đứa trẻ, em bé giờ đây đã chịu đi tè vào bô nghiêm túc và không bao giờ ướt quần cả. Thấy thế chị Lưu rất vui vì cho rằng con mình còn ít tuổi nhưng đã vào nếp rất tốt.
Tuy nhiên suy đi tính lại, chị Lưu vẫn thấy khó hiểu vì dù có rèn luyện tốt đến đâu và người cẩn thận, chăm chỉ như chị chăm sóc con thì chắc chắn đứa nhỏ mới có 7 tháng này cũng phải làm ướt 1-2 chiếc quần mỗi ngày nhưng con chị lại không.
Để yên tâm, chị Lưu quyết định âm thầm lắp camera giám sát trong nhà để xem cách bảo mẫu chăm sóc con chị ra sao. Những hành động của bảo mẫu xuất hiện trong camera giám sát khiến chị Lưu hoảng sợ vô cùng. Hóa ra mỗi lần con chị Lưu tè dầm ra quần đều bị bảo mẫu đánh mạnh vào mông, thậm chí tát vào mặt khiến đứa trẻ sợ hãi mà dần dần không dám tè dầm nữa.
Nhìn thấy tất cả sự thật, chị Lưu đã lao vào mà đánh tới tấp bảo mẫu, đồng thời báo cảnh sát tới làm việc. Quá đau lòng và lo sợ con sẽ gặp phải những người bảo mẫu không có tâm như vậy nữa nên chị Lưu quyết định xin nghỉ việc ở công ty để ở nhà toàn tâm toàn ý chăm sóc con.
Câu chuyện của chị Lưu cũng gây tranh cãi cho khá nhiều người. Một số người ủng hộ quan điểm của bà mẹ nhưng số khác cho rằng trẻ sơ sinh mới 7 tháng tuổi còn đi vệ sinh khá nhiều lần trong ngày nên việc cai bỉm là chưa phù hợp. Chính vì thế gây khó khăn cho người bảo mẫu. Tuy nhiên cũng có người phản bác rằng vì lý do là gì đi chăng nữa thì việc đánh đập một đứa trẻ là không thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, ai nấy đều đưa ra một lời khuyên cho chị Lưu là ngay từ đầu nên tìm một người bảo mẫu tin tưởng để có thể giao con, để con được an toàn:
- Sẽ đảm bảo hơn nếu bạn thuê người trông trẻ thông qua các công ty môi giới chuyên về lĩnh vực này. Khi đó, người lao động đã được các công ty chuyên trách sàng lọc và lựa chọn, họ sẽ có những phẩm chất phù hợp với công việc hơn. Ngoài ra, nếu xảy ra bất cứ vấn đề gì trong quá trình hợp tác, bạn vẫn có thể bảo vệ được quyền lợi của mình.
- Trước khi trao em bé cho người giữ trẻ, bạn hãy đề nghị người giữ trẻ làm kiểm tra sức khỏe, đảm bảo họ không có bất cứ bệnh truyền nhiễm gì có thể lây truyền sang em bé.
- Trước khi chính thức cho người giữ trẻ nhận việc, bạn nên đưa ra kế hoạch thử việc cho họ trong một khoảng thời gian nhất định. Việc làm ấy giúp kiểm tra xem người trông trẻ ấy có đủ năng lực để đảm nhận công việc hay không.