Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều có phải nguyên nhân đều do mẹ, tình trạng này có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục? Khi bé bị sôi bụng, xì hơi thường kèm theo nôn ói, bỏ ăn, quấy khóc bất thường, đặc biệt là vào ban đêm, mẹ không nên bỏ qua.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi là hiện tượng ở vùng bụng phát ra những âm thanh giống như đang bị sôi “ ùng ục”. Khi quan sát bụng bé, mẹ sẽ thấy bụng bé thường căng tròn hơn với mức bình thường. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 1-2 ngày, thậm chí lâu hơn tùy theo mức độ nặng nhẹ. Theo thống kê, khoảng 30% hiện tượng này gặp phải ở trẻ từ 3-18 tuần tuổi sau sinh nên mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều có phải nguyên nhân do mẹ?
Quan niệm của dân gian trước kia cho rằng ở thời điểm sơ sinh, bé bú mẹ trực tiếp nên “mẹ ăn gì, con ăn nấy”, vì thế, nếu trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều đều được cho là do mẹ. Nếu mẹ mắc các vấn đề về tiêu hóa thì bé cũng rất dễ gặp phải tình trạng tương tự, biểu hiện rõ nhất là sôi bụng, xì hơi. Hiện nay, dù quan niệm này vẫn còn nhưng các bác sĩ Khoa Nhi cũng đã chia sẻ thêm rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sôi bụng, xì hơi của trẻ như:
Do bé bị dị ứng với sữa công thức đang dùng
Nhiều loại sữa bột công thức có chứa đường lactose - loại đường có ảnh hưởng đến sự tiêu hóa trong dạ dày của bé nên dễ gây ra tình trạng xì hơi, khó tiêu, ì ạch.
Quan niệm của dân gian trước kia cho rằng ở thời điểm sơ sinh, bé bú mẹ trực tiếp nên “mẹ ăn gì, con ăn nấy” nên nếu trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều đều là do mẹ. (Ảnh minh họa)
Do mẹ cho bé uống các loại nước ép trái cây quá sớm
Đặc biệt là những loại nước ép trái cây đóng chai sẵn khiến dạ dày của bé hoạt độn quá sức làm khó tiêu hóa, từ đó dễ gây tạo nhiều khí hơn. Khi khí sinh ra sẽ khiến bé đầy bụng, sôi bụng và xì hơi. Thậm chí nhiều bé không hợp còn bị tiêu chảy, nôn ói, mệt mỏi.
Do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý
Mẹ đang cho con bú trực tiếp nếu như trong chế độ ăn uống hàng ngày có chứa đồ thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây đầy bụng (như súp lơ, su hào, bắp cải)… Ngoài ra, nếu mẹ dùng quá nhiều rượu bia, cà phê, chất kích thích…Tất cả những loại đồ ăn, thức uống này đều có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé khi bé bú.
Do mẹ cho bé bú không đúng tư thế
Dù bé bú bằng bình hay bú mẹ trực tiếp nhưng nếu cho bé bú không đúng tư thế sẽ khiến bé bị nuốt phải nhiều khí. Lượng khí khi bị nuốt vào gây ra đầy bụng chướng hơi, gây khó tiêu. Các loại bình mà không có van thoát khí hoặc bình sữa cầm ngang cũng sẽ khiến bé bị nuốt nhiều khí.
Phải làm gì khi trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều?
- Chú ý đến nguồn sữa công thức: Nếu như bé đang gặp phải tình trạng không dụng nạp lactose, mẹ cần chọn loại sữa không có thành phần này để trẻ dễ hấp thu.
- Thay đổi tư thế cho bú: Một trong những cách hữu hiệu nhất là khi bé bú xong, mẹ đặt đầu bé tựa lên vai mẹ và vỗ lưng để bé ợ hơi, thoát khí. Đối với trẻ bú bình, cần chọn loại núm vú có thiết kế phù hợp để đảm bảo khí không lọt vào bình khi bé bú.
Thường xuyên massage bụng cho bé giúp bé không bị đầy bụng, sôi bụng và xì hơi. Ảnh minh họa
- Thường xuyên massage bụng cho bé: Bằng cách lấy tay mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài để giúp đẩy bớt khí hơi bị đầy trong dạ dày.
- Đưa trẻ đi bệnh viện nếu gặp phải triệu chứng quấy khóc, chán bú, ọc sữa, sốt cao…
Mẹ bị sôi bụng có nên cho con bú?
Mẹ sau khi sinh thường bị thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể rất yếu và dễ bị nhiễm bệnh nên nếu không phải nguyên nhân do chế độ ăn uống của mẹ thì vấn đề sôi bụng là hoàn toàn bình thường. Trong trường hợp, nếu mẹ bị sôi bụng, không đi ngoài, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần phải giữ ấm bụng, ngực, tránh bị lạnh để sữa không bị lạnh khi bé bú.
Đối với trường hợp mẹ sôi bụng, đi ngoài thì nên tạm dừng việc cho bé bú mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc đi ngoài cho mẹ đang cho con bú. Ngoài ra, mẹ không nên ăn các món ăn có chứa hải sản, một số loại rau như rau đay, rau mồng tơi, cà chua, giá đỗ, cam quýt, súp lơ, cải bắp, sản phẩm sữa từ đậu nành… Sau khi đã hết đi ngoài, mẹ vẫn cho bé bú như bình thường. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên massage bụng để giúp giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều là tình trạng không quá nguy hiểm nếu như không bị kèm theo những triệu chứng bất thường khác. Vì vậy, mẹ nên thật bình tĩnh để xử lý và có biện pháp phù hợp cho bé yêu.