Hàng mới được trà trộn vào hàng thùng có đủ cả hàng đông và hàng hè, cả áo người lớn và trẻ em... nhưng những mặt hàng trộn đó chỉ được chủ hàng bán cho khách lạ.
Nhiều chị em lựa chọn hàng thùng không hẳn vì giá rẻ, mà vì mẫu mã độc đáo, khác hẳn những chiếc áo Trung Quốc được bày bán tại nhiều shop thời trang. Chính vì vậy, họ sẵn sàng chi cả triệu bạc để mua một chiếc áo đã qua sử dụng nhưng mang những thương hiệu đình đám như: Burberry, Miu miu, Versace…
Một chủ sạp tại chợ đồ cũ Hàng Da (Hà Nội) cho hay, những người mua hàng thùng thường sành sỏi, nên không dễ để "đánh lừa". "Khi được hỏi đây là hàng cũ hay hàng mới, câu trả lời của người bán hàng thùng luôn là: 'Hàng cũ chứ' hay 'Toàn hàng cũ, nhưng là đồ ngoại cả, lấy đâu ra hàng mới hay hàng Tàu ở đây”, chị này cho biết. Theo chị, khách mua hàng thùng được chia thành 2 dạng: Hoặc muốn mua đồ cũ để tiết kiệm, hoặc thích chơi hàng hiệu nhưng điều kiện không cho phép nên tìm mua hàng đã qua sử dụng. Người kinh doanh hàng thùng cũng sẽ nhìn mặt khách mà bán.Nhiều chị em lựa chọn hàng thùng vì mẫu mã độc đáo, khác biệt so với những chiếc áo thời trang được bày bán tại các shop thời trang Trung Quốc.
Nhiều chị em lựa chọn hàng thùng vì mẫu mã độc đáo, khác biệt so với những chiếc áo thời trang được bày bán tại các shop thời trang Trung Quốc.
Những mẫu áo second hand “chuẩn” có mác "made in China" vẫn được người tiêu dùng lựa chọn, vì là hàng xịn, hàng may mặc được các hãng thời trang lớn đặt gia công tại Trung Quốc. Những tín đồ thời trang thực sự đi săn đồ xịn trong các khu chợ hàng thùng thường chọn lựa rất kĩ. Họ nhìn áo xịn là “nhặt” rất nhanh. Những chiếc áo còn nghi hoặc thì tìm mác ở cổ áo, mác thân áo, xem nguồn gốc xuất xứ. Nếu mác áo không lộ đường chỉ may ra phía sau áo, ở phía trái phần thân áo thường có kèm 1 mác nữa ghi đầy đủ thông tin về áo, loại vải, nơi sản xuất, nhiệt độ giặt,…thì người mua mới yên tâm.
Chị Mai Anh (Thụy Khuê, Hà Nội) là một tín đồ hàng thùng kể, có lần chị mua chiếc áo lót với giá 95.000 đồng nhưng khi về nhà chị thấy giống hệt áo của em chồng mình, được mua ở hàng mới với giá 60.000 đồng."Vậy mà mình khấp khởi mừng vì nghĩ mua hời được hàng ngoại còn mới mà giá rẻ. Không ngờ chủ hàng thùng lại trà trộn hàng mới vào, bán với giá còn cao hơn bên ngoài", chị Mai Anh cho biết.
Khách hàng có thể chỉ cả triệu đồng để mua một chiếc áo cũ nhưng mang thương thương hiệu cao cấp.Khách hàng có thể chỉ cả triệu đồng để mua một chiếc áo cũ nhưng mang thương thương hiệu cao cấp.
Theo lời tín đồ hàng thùng này, những ai thích hàng si đều mặc định rằng đó là món hàng độc, gần như ít có cái thứ hai. Vì vậy, có người sẵn sàng chi tiền hàng vài trăm nghìn, thậm chí cả triệu để mua về một món hàng cũ. Lợi dụng tâm lý đó, người bán hàng thùng đã trà trộn hàng khác vào để bán giá cao, thu lời.
Hàng mới được trà trộn vào hàng thùng có đủ cả hàng đông và hàng hè, cả áo người lớn và trẻ em, cả đồ ngủ hay đồ lót... Một số sạp hàng thì để riêng hàng mới, hàng may gia công để bán kèm và giới thiệu rõ ràng cho khách. Hầu hết là hàng trẻ em, hàng dệt may, hàng lỗi được bán với giá rẻ. "Thời buổi kinh tế khó khăn nên cứ lô hàng, loại hàng nào có lãi là làm", một chủ buôn ở chợ Hàng Da cho hay.
Nhiều chiếc áo có mác ở cổ áo khác nhau, nhưng lại có chung một mác giấy đính kèm giống hệt nhau, cùng ghi tên một thương hiệu thứ ba. Khách hàng không để ý liền ưng ngay, thậm chí mua với giá cao hơn bình thường từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng, vì người chủ quảng cáo rất khéo, như hàng xịn, lại chưa qua sử dụng, là hàng dọn kho của những thương hiệu lớn...
Tuy vậy, những mặt hàng trộn đó chỉ được chủ hàng bán cho khách lạ. Họ thường không giới thiệu cho khách quen vì sợ mất mối. Theo tiết lộ từ chị Thanh, một chủ buôn hàng thùng lâu năm ở phố Đông Tác, lợi nhuận thu được từ những món hàng mới trộn lẫn hàng thùng đôi khi còn cao hơn cả việc chỉ đơn thuần kinh doanh hàng cũ. Mức giá cho mỗi sản phẩm hàng mới bị lỗi có khi chỉ vài chục nghìn đồng, nhưng khi trộn lẫn hàng thùng, giá đội lên tiền triệu, mà vẫn có khách mua.