Bí quyết “thổi hồn” cho món ăn của chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo

Ngày 11/11/2015 08:00 AM (GMT+7)

Tôi đến với ẩm thực không bắt đầu từ một dự định hay một kế hoạch lớn của cuộc đời. Nhưng một khi đã quyết định theo đuổi, tôi luôn hết lòng với công việc. Tôi cũng không ngại đương đầu với khó khăn, thử thách…

“Năm 1979, khi tôi thi vào ngành Kỹ thuật nữ công trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, bạn bè đã trêu tôi rằng: “Học chi mà thi vào cái ngành chỉ để làm vợ, làm mẹ!” Định nghĩa của nữ công gia chánh vào thời kỳ đó là như thế.” – Chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo vui vẻ kể lại.

Từ câu chuyện nữ công gia chánh…

Vào đầu những năm 80, khi ẩm thực còn là một khái niệm xa lạ và nấu ăn chỉ được xem như một khía cạnh của nữ công gia chánh, chuyên gia Diệu Thảo đã thể hiện đam mê với việc tìm tòi, nghiên cứu để nấu được những món ăn ngon. Cô chia sẻ: “Khi bắt đầu bước vào lĩnh vực này, tôi cũng từng gặp nhiều khó khăn. Nhưng mỗi một ngày nỗ lực, tôi càng yêu công việc của mình hơn. Tôi khẳng định nấu ăn không đơn thuần chỉ là nữ công gia chánh, mà đó là một cái nghề, là một bộ môn nghệ thuật mà phụ nữ hay đàn ông đều có thể theo đuổi.”

Bí quyết “thổi hồn” cho món ăn của chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo - 1

“Mỗi một ngày nỗ lực, tôi càng yêu công việc của mình hơn”

Khi được hỏi về cái khó nhất của việc đứng bếp, chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo cho biết, tùy theo đối tượng thực khách mà người đầu bếp cần đáp ứng những yêu cầu khác nhau. Ví dụ, người trẻ ưu tiên nhu cầu thưởng thức, họ chuộng những món ăn được nêm nếm đậm đà; còn người lớn tuổi thì đề cao yếu tố “khỏe” nên họ chuộng những món thanh đạm hơn. Cô khẳng định: “Vai trò của người đứng bếp là lắng nghe ý muốn của thực khách rồi cân bằng mọi yếu tố để nấu được một món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Dù đứng bếp tại nhà hàng 5 sao hay trong căn bếp nhỏ của mình, tôi luôn ghi nhớ điều này.”

…đến bí quyết “thổi hồn” cho mỗi món ăn

“Tôi thường bắt đầu buổi sáng của mình bằng việc lựa chọn các thực phẩm tươi sống, kiểm tra chất lượng nguyên liệu và vệ sinh bếp. Sau đó, tôi cùng các học trò lên thực đơn và bắt đầu chế biến các món ăn. Có rất nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu sự tinh tế, am hiểu của người đầu bếp trong việc kết hợp khéo léo các nguyên liệu để chúng hòa quyện và tôn vinh lẫn nhau. Nguyên liệu càng tươi ngon, món ăn càng dễ chinh phục được vị giác của những thực khách tinh tế. Người đầu bếp thời nay áp lực hơn nhiều bởi kiến thức ẩm thực của thực khách ngày càng sâu rộng. Họ có cơ hội đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau nên càng tinh tế và đòi hỏi khắt khe hơn trong mỗi món ăn mình thưởng thức.” – Cô Diệu Thảo chia sẻ.

Bí quyết “thổi hồn” cho món ăn của chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo - 2

Đối với Chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo, để nấu được những món ăn ngon, cần phải lựa chọn đúng ngay từ khâu nguyên liệu, gia vị

Là một bếp trưởng danh tiếng, là người thầy đứng trên bục giảng, chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo chỉ dạy học trò từ việc lựa chọn nguyên liệu, gia vị sao cho phù hợp, đến việc làm thế nào để giữ lấy cái “hồn” của món ăn một cách vẹn tròn. Có lẽ cũng chính vì lẽ đó mà mỗi một lọ muối, chai dầu trong căn bếp đều được chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo lựa chọn kỹ lưỡng và xem như những món tài sản quý. Cô khẳng định rằng, mỗi người đầu bếp có tuyệt chiêu riêng làm nên món ăn khác biệt, nhưng chính những nguyên liệu tốt mới làm nên một món ăn ngon, tốt cho sức khỏe. Theo chuyên gia Diệu Thảo, những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên bao giờ cũng tốt. Chẳng hạn như dầu ăn, cô cũng chọn những loại có nguồn gốc tự nhiên, giúp lưu giữ hương vị đặc trưng của món ăn, và quan trọng hơn hết là bảo đảm sức khỏe cho mỗi thực khách. Hỏi thêm về điều này, cô cho biết: “Cái khó của người đầu bếp là duy trì và phát huy nghệ thuật ẩm thực. Do đó, chúng ta cần giữ được những đặc trưng tinh túy nhất của món ăn dân tộc. Chúng ta hãy cứ lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất để “cách tân” chất lượng của món ăn mình nấu, nhưng cần giữ được cái “hồn” để nó không biến thành một phiên bản khác.”

Bí quyết của chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo:

Một món ăn khi hoàn tất cần khơi gợi được vị ngon từ thị giác, khứu giác rồi mới đến vị giác. Để làm được điều này, chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo khẳng định một người đầu bếp không thể hời hợt trong việc lựa chọn nguyên liệu lẫn vật dụng chế biến. Riêng đối với dầu ăn, một “trợ thủ” đắc lực làm nên những món ăn ngon thì việc lựa chọn càng phải kỹ lưỡng. Cô chọn Neptune Gold vì đáp ứng được yêu cầu khắt khe về thành phần dầu tự nhiên giúp giữ được hương vị của món ăn và tốt cho sức khỏe người dùng.

Nguồn: [Tên nguồn].