Vì nhiều lý do liên quan đến tư tưởng đạo đức, thói quen trong đời sống sinh hoạt mà phụ nữ Trung Quốc thời xưa không mặc nội y phía dưới mà chỉ mặc phần trên.
Theo nhiều nguồn tài liệu lịch sử, nữ nhân Trung Hoa thời kỳ cổ đại thường mặc những bộ đồ rất dài và dày, kín cổng cao tường. Do đó, họ có mặc nội y hay không cũng không quá quan trọng. Trong suốt 2 ngàn năm theo chế độ phong kiến, phụ nữ Trung Quốc mặc quần dài đã được coi là điều trái với luân thường đạo lý chứ chưa nói đến việc mặc quần nội y. Người xưa quan niệm rằng khi phụ nữ mặc quần, hai chân tách ra ở mỗi ống quần là một việc không đứng đắn. Nữ nhân cổ xưa luôn phải khép hai chân gần nhau nên không ai dám mặc quần cả.
Thời xưa, người phụ nữ Trung Quốc thường chỉ mặc áo lót chứ không mặc quần nội y vì nhiều lý do.
Mặc dù phụ nữ cổ đại không mặc nội y nhưng họ luôn diện trang phục nhiều lớp cả bên trong lẫn bên ngoài. Khu nhìn trực tiếp cũng sẽ không nhìn thấy được cơ thể.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do ngày xưa điều kiện tắm rửa còn hạn chế nên nhiều phụ nữ tắm rất ít. Họ không mặc quần lót với mục đích giữ cho phần dưới được thông thoáng, tránh viêm nhiễm. Trước thời nhà Hán, vì không mặc nội y nên dù thời tiết mùa hè nóng nực đến mấy, phụ nữ cũng không dám vén váy lên cao. Sau thời nhà Hán, sự xuất hiện của quần đã khiến cho người phụ nữ cảm thấy thuận tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như khi làm việc.
Sau thời nhà Hán, sự xuất hiện của quần đã đem đến sự thuận tiện cho nữ giới.
Tuy vậy, những mẫu quần này đều có thiết kế không đáy.
Trên thực tế, đồ lót của phụ nữ Trung Hoa có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Ngoài quần nội y, áo lót của nữ nhân xưa cũng ẩn chứa nhiều bí mật ít ai biết. Vào thời phong kiến, phụ nữ khó có cơ hội bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình. Do đó, áo lót là thứ duy nhất để họ thể hiện cảm xúc lãng mạn. Chúng thường có những đặc điểm sau đây:
Có thiết kế khéo léo, nhiều hình dáng khác nhau
Áo lót nữ ngày xưa dù mang dáng vuông, hình thoi, tam giác hoặc bán nguyệt thì đều ẩn chứa sự sáng tạo, khéo léo. Chúng còn ảnh hưởng bởi quan niệm và sự hiểu biết của con người về cái đẹp theo các triều đại phong kiến Trung Quốc. Ở thời Hán và Tần, nội y sẽ gồm một miếng vải lụa có dây thắt sau lưng và cổ, khoe được tấm lưng trần gợi cảm của người mặc. Còn áo lót thời Tống lại có dạng hai mảnh giúp che được cả phần lưng và ngực.
Áo lót của nữ nhân Trung Hoa thời phong kiến có nhiều kiểu dáng khác nhau.
Màu sắc hài hòa
Việc bố trí màu sắc trên nội y cũng góp phần tạo ra sự khác biệt giữa người sử dụng. Một số cặp màu tươi sáng kết hợp với nhau tạo sự tương phản nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ như: xanh-đỏ, vàng-xanh dương, hồng-đỏ... Bên cạnh đó, các tông màu trầm cũng được lựa chọn bắt cặp với nhau tạo ra hiệu ứng hài hòa.
Sự kết hợp hài hòa giữa các màu sắc trên áo lót của người phụ nữ đem đến hiệu quả thẩm mỹ cao.
Họa tiết trang trí bắt mắt
Phụ nữ phong kiến Trung Quốc thường trang trí đồ lót của bản thân bằng nhiều chủ đề khác như như: chim hoa, tuyết nguyệt, những câu chuyện thần thoại.... Đa phần các thiết kế đều thể hiện một ý tưởng rõ ràng. Ví dụ họa tiết trang trí hình hoa sen thể hiện sự giàu sang, chim đậu trên cành mận nở hoa thể hiện sự hạnh phúc... Các họa tiết còn được thêu thùa, dệt may tương đối phức tạp, thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ.
Áo lót được trang trí bởi nhiều kiểu họa tiết đẹp mắt, thậm chí chúng còn được thêu rất tinh xảo.