Theo các nhà khảo cổ học và chuyên gia, xác ướp cổ lâu đời và hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện trong ngôi mộ cổ tại Ai cập có niên đại lên tới 4.300 năm.
Gần đây, nhà khảo cổ nổi tiếng Zahi Hawass đã thông báo về việc phát hiện ngôi mộ quan trọng chứa xác ướp lâu đời và nguyên vẹn nhất từ trước tới nay tại Saqqara, Ai Cập.
Nhóm khảo cổ đang tiến hành khai quật ngôi mộ cổ ở Saqqara
Xác ướp này nằm trong quần thể lăng mộ thuộc vương triều thứ 5 hoặc thứ 6 của Ai Cập cổ đại có vị trí gần kim tự tháp bậc thang ở Saqqara (cách Cairo khoảng 30km về phía nam). Theo đó, triều đại thứ 5 và thứ 6 của Ai Cập cổ đại được kéo dài từ năm 2.500 đến 2.100 TCN.
Phía ngoài của ngôi mộ chứa xác ướp 4.300 năm tuổi
Nhà khảo cổ Zahi Hawass- trưởng nhóm khảo cổ, cựu bộ trưởng Cổ vật Ai Cập chia sẻ rằng: “Đây được cho là xác ướp cổ nhất và hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập”. Trong đó xác ướp được tìm thấy ở phần dưới cùng của một đường hầm dài khoảng 15m nằm trong khu lăng mộ.
Nhà khảo cổ học Zahi Hawass
Đường hầm vào ngôi mộ cổ có niên đại 4.300 năm tuổi
Theo nhận định của các chuyên gia ban đầu, đây là xác ướp của một người đàn ông có tên Hekashepes. Xác ướp này được phủ kín trong các lá vàng, nằm trong quách bằng đá vôi, dùng chất liệu kết dính cổ xưa niêm phong.
Xác ướp cổ được đặt trong chiếc quách
Bức tranh vẽ phù điêu được phát hiện trong ngôi mộ cổ Ai Cập
Đặc biệt, gần ngôi mộ cổ 4.300 năm tuổi này, các chuyên gia và nhà khảo cổ học còn phát hiện thêm mộ của "Khnumdjedef" - một quan quản giám và là thầy tế dưới triều đại Unas (vị pharaoh cuối cùng trị vì vương triều thứ 5). Khu mộ "Khnumdjedef" được trang trí bằng các hình vẽ mô tả cuộc sống hàng ngày của người Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, nhà khảo cổ còn tìm thấy một ngôi mộ khác của "Meri" - một hầu cận và trợ lý riêng của pharaoh.
Những bức tượng cổ vật được tìm thấy bên trong ngôi mộ chứa xác ướp
Bên trong đó, còn phát hiện ra nhiều bức tượng cổ được khai quật trong khu hầm mộ. Nhóm khảo cổ cho biết, các bức tượng mô tả một người đàn ông đứng cạnh vợ mình và kèm theo là những người hầu.
Các cổ vật lạ khác được khai quật trong ngôi mộ
Phát hiện này diễn ra sau khi áp dụng kỹ thuật mở gói xác ướp của một thiếu niên với trái tim bằng vàng ước tính khoảng 2.300 năm tuổi. Theo kết quả chụp CT cho thấy gia đình cậu bé đã rất nỗ lực để cậu sang thế giới bên kia một cách an toàn. Đi kèm với xác ướp là 49 tấm bùa hộ mệnh, trong đó có một con bọ hung bằng vàng và một chiếc lưỡi vàng đặt trong miệng anh ta.
Hình ảnh chụp CT bên trong xác ướp
Theo quan niệm người Ai Cập cổ, ướp xác giúp họ gìn giữ thi thể người đã khuất. Từ đó, linh hồn của người chết sẽ tiếp tục sang “thế giới bên kia”. Người Ai Cập còn ướp xác cho những con vật được coi là linh thiêng thường dành cho thờ cúng như cá sấu, mèo hay loài chim diều hâu.
Ướp xác không chỉ là phong tục xuất hiện ở các nền văn minh khác nhau trên thế giới mà lại còn là nét độc đáo ấn tượng ở đất nước Ai Cập. Bên cạnh đó, nhiều xác ướp được phát hiện là do bàn tay tạo hóa của con người cổ đại làm nên.
Đất nước Ai Cập hy vọng những khám phá về khảo cổ học sẽ giúp hồi sinh và phát triển ngành du lịch chủ đạo của nước này. Bởi đây là nguồn thu ngoại tệ chính và bị ảnh hưởng những năm gần đây bởi đại dịch Covid 19 lan rộng.