Dù phải đạt được những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, độ chính các cao, tinh xảo nhưng không mất quá nhiều thời gian, ê kíp mổ với 4 y bác sĩ đã thành công trong việc cấy ghép giác mạc mang lại ánh sáng cho bệnh nhân.
Hình ảnh tại bệnh viện mắt Trung ương (Hà Nội). Tủ bảo ôn bảo quản giác mạc trước khi sử dụng cấy ghép cho các bênh nhân. Giác mạc như lớp kính trong suốt đón ánh sáng bên ngoài vào, giúp con người có thể nhìn thấy được mọi thứ.
Đây là một ca mổ mắt do tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Minh Châu tiến hành. Bệnh nhân đang nằm trên giường là một người già, ông bị mờ giác mạc đã gần 2 năm. Trước giờ tiến hành mổ, ông được tiêm gây tê.
Ông bị cả hai mắt nhưng chỉ tiến hành từng mắt một vào hai thời điểm khác nhau mà không thay liền được cùng một lúc.
Vô trùng dụng cụ mổ. Đôi mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người. Do đó việc mổ mắt đòi hỏi những tiêu chuẩn hết sức khắt khe.
Giác mạc hỏng sẽ được lấy ra thay vào một giác mạc bình thường của người hiến.
Và không thể thiếu sự hỗ trợ của những trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại.
Tiến sĩ Hoàng Thị Minh Châu là một bác sĩ mổ mắt có bề dày kinh nghiệm. Một buổi sáng chị có thể mổ tới vài ca liền nhau.
Bác sĩ phẫu thuật chính và kíp mổ cùng kiểm tra giác mạc mới trước khi cấy ghép.
Kỹ thuật mổ cấy ghép giác mạc là một kỹ thuật khó, đòi hỏi độ chính xác rất cao.
Mọi thủ pháp kỹ thuật đều phải đạt độ chính xác tuyệt đối để không gây bất cứ tổn thương nào cho bệnh nhân.
Ca mổ ghép giác mạc thường không quá 10 phút, nhưng đó là thời gian làm việc tập trung, căng thẳng và sự hợp tác ăn ý của cả kíp mổ.
Ngay sau ca mổ ghép với chất lượng hoàn hảo, bệnh nhân có thể tự đi về phòng hồi sức với sự giúp đỡ của các y tá.