Chân dung 3 đại gia từng giàu nức tiếng ở phố núi, sở hữu biệt thự "siêu khủng", giờ bặt vô âm tín

H.A - Ngày 28/10/2023 12:00 PM (GMT+7)

Loạt biệt thự bề thế của các đại gia phố núi được xem là một trong số những “dinh thự” lớn nhất Việt Nam.

Đại gia Bùi Đức Giang và căn biệt thự 200 tỷ đồng 

Nhắc đến công trình kiến trúc hoành tráng nhất Điện Biên, không thể không nhắc đến ngôi nhà gỗ lim rộng gần 500 m2 được xây dựng bằng 500 m3 gỗ lim hoành tráng và bề thế nằm trong khuôn viên 2.000 m2 của Khu du lịch Sinh thái Him Lam. Nhà sàn có 7 gian với 16 cột cái đường kính 45cm, hệ thống cột quân và cột hiên rộng 40cm. Bao quanh nhà sàn là 200m tường bê tông. Bên trên là hệ thống tường gỗ với con tiện đường kính 19cm có mái che. Ước tính chi phí xây dựng căn biệt thự này khoảng 200 tỷ đồng.

Chân dung đại gia Bùi Đức Giang.

Chân dung đại gia Bùi Đức Giang.

Chủ nhân của căn nhà là doanh nhân Bùi Đức Giang - người con của miền đất Vũ Vân (Vũ Thư, Thái Bình). Năm 1974, sau khi tốt nghiệp THPT, anh trở thành công nhân xây dựng. Không đơn thuần như những người công nhân khác, cặm cụi làm việc tối ngày, đều đều lĩnh những đồng lương phải thực sự chắt bóp mới đủ sống hàng tháng, đêm về yên bình trong giấc ngủ an lành, Bùi Đức Giang nung nấu ý chí muốn bứt phá ra khỏi sự quẩn quanh đời thường.

Dồn hết chút vốn liếng có trong tay, cộng với kinh nghiệm tích lũy từ thời gian thực tế làm nghề, anh thành lập đội xây dựng 20 người, vừa làm vừa học hỏi. Năm 1993, khi những cánh chim xa đàn đã đủ lông đủ cánh, vững vàng trên thương trường cạnh tranh không kém phần khốc liệt, đội xây dựng phát triển thành Xí nghiệp với tổng quân số 50 công nhân, bảo đảm việc làm thường xuyên với mức thu nhập khá ổn định thời điểm lúc bấy giờ.

Căn nhà gỗ lim ở Điện Biên.

Căn nhà gỗ lim ở Điện Biên.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6 do Bùi Đức Giang làm Giám đốc không chỉ là một trong những doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu, uy tín chất lượng về lĩnh vực xây dựng, giao thông của tỉnh Điện Biên. Năm 2003, đại gia này thuê 20 ha đất trong 50 năm để đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Him Lam, đánh dấu bước chuyển mình của công ty từ xây dựng, giao thông sang du lịch sinh thái. Công trình nhà gỗ lim chính là một trong số những kiến trúc đặc trưng của khu du lịch này. Những năm gần đây, những thông tin về đại gia Bùi Đức Giang ít khi xuất hiện trên mặt báo.

Nguyễn Thị Liễu - chủ toà nhà cổ 1000m2 tại Hà Nội

Năm 2013, một đám cưới "siêu khủng" đã diễn ra tại phố núi Hương Sơn, Hà Tĩnh đã gây xôn xao dư luận với sự góp mặt của gần 4.000 người và dàn xe rước dâu khủng giá hàng triệu USD. Quà cưới mà gia đình nhà trai tặng cho đôi vợ chồng trẻ là một chiếc Roll Royce có giá khoảng 10 tỷ đồng và một căn biệt thự nằm trên phố Nguyễn Du (Hà Nội). Rất nhanh chóng, người khiến dư luận “ngả mũ thán phục” về độ chịu chơi chính là mẹ chú rể - nữ đại gia Hà Tĩnh Nguyễn Thị Liễu đã được CĐM “truy lùng” thông tin.

Đại gia Nguyễn Thị Liễu có mối quan hệ thân thiết với giới showbiz.

Đại gia Nguyễn Thị Liễu có mối quan hệ thân thiết với giới showbiz.

Sau đó, dư luận lại được một phen ngỡ ngàng khi nữ đại gia Liễu quyết định đập căn nhà có giá trị tới cả chục tỷ đồng để xây lại. Căn biệt thự này nằm ngay mặt đường con phố vào hạng đẹp nhất Hà Nội. Nằm lọt vào giữa các ngôi nhà xung quanh, nhưng nó đủ gây ấn tượng mạnh với người đi đường bởi kiến trúc đẹp đến mê người với trị giá nhà đất khoảng 137 tỷ… 

Bà Nguyễn Thị Liễu sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Gia đình bà là Việt kiều tại Thái Lan hồi hương. Bà Liễu cũng được sinh ra tại Thái Lan rồi mới về nước. Được biết bà tự biết kiếm tiền từ năm 11 tuổi. Nửa buổi đi học, nửa buổi đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ. Năm 16 tuổi bà Liễu vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của chú.

Năm 17 tuổi, bà Liễu trở về quê, mở cửa hàng cắt và dạy may. Khi 20 tuổi, bà đã là một thợ may lành nghề, có tiếng ở quê nhà. Tuy nhiên, niềm đam mê kinh doanh của bà "nổi lên" ban đầu là buôn bán các mặt hàng nhỏ lẻ như mỹ phẩm, gạo, bánh kẹo… rồi chuyển sang buôn đồ điện tử như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện từ Việt Nam sang Lào, Thái Lan và ngược lại.

Căn biệt thự cổ trên phố Nguyễn Du.

Căn biệt thự cổ trên phố Nguyễn Du.

Khi có được một khoản tiền kha khá, bà Liễu cùng một số bạn bè đầu tư kinh doanh bất động sản ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhờ sự nhanh nhạy, lăn lộn trên thương trường, bà Liễu kiếm được khối tài sản khổng lồ, dù bà Liễu không khẳng định mình kiếm được bao nhiêu từ các thương vụ kinh doanh bất động sản ở Hà Nội nhưng những người hàng xóm của bà cho rằng bà phất lên nhờ trúng mánh tại Hà Nội. 

Nói về việc mọi người tò mò về khối tài sản của mình, bà Liễu chia sẻ: "Bản thân tôi không hề liên quan bất kỳ một cương vị nào trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoặc giữ bất kỳ một chức vụ nào, kể cả Doanh nghiệp, đến giám đốc tư nhân. Ngược lại, tôi chỉ là một phụ nữ rất đỗi bình thường".

Nữ đại gia Nguyễn Thị Nga và căn biệt thự Pháp ở Lào Cai

Năm 2014, dư luận tại Lào Cai sửng sốt trước ngôi biệt thự với kiến trúc kiểu Pháp tại vị trí đắc địa - ngã sáu đại lộ Trần Hưng Đạo (TP.Lào Cai, Lào Cai) do nữ đại gia Nguyễn Thị Nga xây dựng. Bà không tiết lộ tổng mức đầu tư cho căn hộ, nhưng cho biết “căn nhà không có gì đáng nói cả, nó chỉ như một bông hoa tô điểm cho thành phố Lào Cai. Đây là ngôi nhà mà tôi rất tâm huyết và ẩn chứa trong đó là đong đầy niềm hạnh phúc của gia đình mà tôi đang có được”, bà Nga chia sẻ.

Bà là người gốc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, từng vào quân ngũ, xuất ngũ sớm bà quyết tâm “thân gái dặm trường” lên đất Lào Cai lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH thương mại Hoàng Lan do mình làm giám đốc.

Bà Nga được mệnh danh “nữ hoàng chuối”.

Bà Nga được mệnh danh “nữ hoàng chuối”.

Doanh nghiệp của nữ doanh nhân gốc Kim Thành này hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu khoáng sản; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu hàng dệt may; kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản và giống cây trồng, chế biến nông lâm sản xuất khẩu- Kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng, du lịch lữ hành nội địa...

Công ty của Nga đang dẫn đầu ở tỉnh Lào Cai về cung ứng và xuất khẩu chuối, với vùng trồng chuối hơn 700 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 150- 200 nghìn tấn, thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc, tổng thu khoảng 200 tỷ đồng/năm. Ngoài kinh doanh trồng chuối, doanh nhân Nga cũng dấn thân sang lĩnh vực bất động sản khi đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, đạt cấp 3- 5 sao, theo qui trình liên thông, tại các địa điểm ga Lào Cai, thị trấn Sa Pa và cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Căn biệt thự ở Lào Cai của bà Nga.

Căn biệt thự ở Lào Cai của bà Nga.

Sau khi tòa biệt thự tại ngã sáu đại lộ Trần Hưng Đạo xây dựng xong phần thô thì nhiều năm không thấy hoàn thiện. Nhiều đồn đoán cho rằng công ty bà Nga làm ăn thua lỗ và phải bán căn biệt thự tại đường Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, "nữ hoàng của chuối" Nguyễn Thị Nga đã mua căn hộ tại một dự án ở quận Tây Hồ và rút khỏi các hoạt động quản lý doanh nghiệp. Còn chính quyền tỉnh Lào Cai thì cho viết: "Hiện ngôi biệt thự đã được bán cho chủ khác, về các khoản tiền thuế hay thiết kế thì công trình đều đầy đủ. Tuy nhiên, địa phương chưa nắm được nguyên nhân tại sao công trình dừng xây dựng".

Nữ đại gia Việt sau vụ ly hôn nghìn tỷ: Lọt top 10 nữ doanh nhân giàu nhất Việt Nam, nhan sắc thăng hạng
Sau lùm xùm ly hôn nghìn tỷ với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nữ đại gia Gia Lai sống kín tiếng hơn, nhan sắc thăng hạng hơn, có nhiều thay đổi bất ngờ.

Đại gia tỷ phú

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đại gia tỷ phú