Hà Nội: 'Xóm chị Dậu' mùa nước lũ

Ngày 08/07/2013 16:12 PM (GMT+7)

Không có giấy khai sinh, sống thiếu thốn vật chất,... là những khó khăn hiện hữu của trẻ nhỏ ở "xóm chị Dậu" (Phúc Xá, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nằm ngay sát thủ đô Hà Nội, xóm chài ở bãi giữa sông Hồng được nhiều người dân An Xá (Hoàn Kiếm - Hà Nội) gọi là 'xóm chị Dậu'.

Đến được xóm chài, tôi phải đi bộ men theo con đường ngoằn nghèo ẩm ướt, rác ngập lối đi. Nơi đây với hơn chục căn nhà bập bềnh trên mặt nước nhưng lại là chỗ trú ngụ của những số phận trôi dạt, cùng khổ. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau như Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An… Người “định cư” lâu nhất ở đây thì cũng đã ngót 20 năm.

Chị Vũ Thị Xuyến (51 tuổi, quê Hưng Yên, sống ở đây gần 20 năm) cho biết: “Phần lớn dân cư ở đây làm những nghề “trên cạn” như bốc vác, gánh hàng thuê, thu mua đồng nát, đẩy hàng quanh khu vực chợ Long Biên, có người kiếm ăn ở chợ tôm, có người trồng lạc, trồng ngô. Thường thì bố mẹ phải dậy từ 2h sáng để mưu sinh, để con cái ở nhà tự trông nhau”.

Để thích ứng với điều kiện nơi đây, các ngôi nhà được thiết kế rất đặc biệt với những chiếc phao bằng thùng phuy và thùng xốp, ván cột từ giàn giáo xây dựng, vải phông bạt mà người dân vào thành phố nhặt nhạnh và xin lại. Mọi sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây đều diễn ra ngay trên đó, nó giống như một ngôi nhà đa năng từ bếp núc, không gian sinh hoạt, ngủ nghỉ...

Chị Phạm Thị Lĩnh (50 tuổi, quê ở Bắc Giang) cho biết, chị đã gắn bó gần 10 năm tại bãi giữa, trải qua bao nhiêu sóng gió và tủi cực. Chị kể, mùa nước cạn thì không sao, nhưng cứ khoảng tháng 3 tháng 4 âm lịch khi mùa mưa đến, nước dâng lên ngập trắng sông Hồng, nơi đây chỉ trơ lại cây cầu Long Biên bắc ngang. Đó cũng là lúc các hộ dân thu xếp đồ đạc, cả chó mèo, tất tần tật mọi thứ lên cái nhà nổi của mình vỏn vẹn chưa đầy 13m2, rồi cùng hỗ trợ nhau kéo nhà xuống sát dưới chân cầu Long Biên, đến khi nước rút lại kéo nhà lên bãi. May mà ba năm trở lại đây không ngập nước nên không phải chạy, chứ mỗi lần chạy đi chạy lại cuộc sống xáo trộn lắm, mà rất vất vả nữa.

"Cách đây mấy năm, cũng vào mùa nước nổi, tôi bận đi làm thuê trên bờ, ở nhà chỉ còn mấy đứa trẻ trông nhau. Hôm ấy, đứa con thứ hai của tôi ngã xuống sông, đứa con cả thấy vậy nhảy xuống cứu em rồi cả 2 đứa cùng chìm. May mà lúc đó có hàng xóm xung quanh nhảy xuống cứu nếu không tôi bị mất cả 2 đứa. Từ đó, cứ đến mùa nước lũ là tôi không dám đi đâu, chỉ ở nhà trông con. Biết là sẽ thiếu thốn về vật chất nhưng cũng đành chấp nhận", chị Lĩnh tâm sự.

Gia đình chị Nguyễn Bích Hạnh (35 tuổi) quê ở Yên Bái có 3 thế hệ sống chung trong một căn nhà tồi tàn trên sông. Chị trầm ngâm, xót xa kể: “Tôi chuyển đến đây cũng được 6 năm. Vào mùa nước nổi, mưa gió phải cho các cháu sang nhà chị gái trên bờ ở tạm mấy hôm, sợ các cháu nghịch ngợm ngã xuống sông. Thương bố mẹ, tuy già yếu nhưng phải sinh hoạt ở trên đây”.

Chúng tôi có mặt tại nhà bé Tuyết Anh (5 tuổi) khi em đang chơi loanh quanh trong nhà vì thời gian này là mùa lũ, bố mẹ bé không muốn cho con ra khỏi nhà. Chị Mai, mẹ của Tuyết Anh cho biết, nhà có 5 đứa con, đứa lớn nhất 14 tuổi và nhỏ nhất là 2 tuổi. "Tôi và chồng, cứ mùa lũ về đều phải cắt cử người ở nhà trông các cháu. Mặc dù mấy đưa lớn đã biết bơi nhưng dù sao chúng vẫn là trẻ con. Nói dại, nhỡ có chuyện gì xảy ra lúc người lớn vắng nhà thì trẻ nhỏ sao ứng phó kịp", chị Mai tâm sự.

Clip có sử dụng một số hình ảnh trên Youtube

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 1

Bãi giữa sông Hồng (Phúc Xá, Hoàn Kiếm, Hà Nội ) mùa nước lũ xung quanh 4 bề đều là nước.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 2

Những khoảng đất ít ỏi để đi lại khi mùa lũ về.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 3

Phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân là những miếng phao được ghép tạm bợ. Chị Phạm Thị Lĩnh (quê Bắc Giang) cho biết: "Có hôm đi làm về muộn, chẳng nhìn thấy bè trôi đâu. Đành phải lội qua sông, nước dâng đến ngang lưng. Những lúc như thế thấy buồn bã và rất tủi thân".

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 4

Lội nước để mang xe đạp từ trên bờ lên thuyền.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 5

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 6

Phụ giúp gia đình đánh cá cải thiện bữa ăn.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 7

Bé Tuấn (cháu ngoại chị Lĩnh) năm nay 3 tuổi nhưng vẫn chưa được làm giấy khai sinh do người dân bãi nổi không có hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 8

Góc bếp của một gia đình trên "xóm chị Dậu".

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 9

Đồ dùng trong nhà được đóng gói và xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích khi mùa lũ về.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 10

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 11

Chênh vênh bên mép thuyền giúp cha mẹ rửa bát.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 12

5, 6 tuổi các em nhỏ đã bơi rất thành thạo.

Hà Nội: #039;Xóm chị Dậu#039; mùa nước lũ - 13

... để đối phó với sông nước.

Tuyết Ninh - Nguyễn Luyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan