Hành trình khởi nghiệp của những người phụ nữ nông thôn: “Tự tin là quan trọng nhất”

Ngày 30/12/2021 10:00 AM (GMT+7)

Theo số liệu thống kê từ Báo cáo của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, số lượng doanh nghiệp Việt Nam do phụ nữ làm chủ tăng nhanh chóng từ 4% vào năm 2009 lên gấp 5 lần tương đương 21% vào năm 2011. Đến nay, tỉ lệ đã đạt 25%, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Đây là tín hiệu đầy tích cực cho một hình ảnh mới mẻ đầy năng động của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Không còn giới hạn bản thân trong gian bếp, các chị em phụ nữ ngày càng tự tin hơn trên hành trình tạo dựng sự nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn sẵn sàng lan tỏa tinh thần “dám đam mê, dám thực hiện” đến các chị em khác.

“Quyết không để chị em trồng sầu riêng chịu thiệt!”

Nếu chỉ nhìn vào vóc dáng nhỏ bé, cùng nụ cười hồn hậu của cô Nguyễn Thị Thinh, có lẽ ít ai tin được người phụ nữ nông thôn này lại là chủ Hợp tác xã Sầu Riêng Cô Thinh gồm 40 chị em phụ nữ ở Bến Tre.  

Xuất phát từ mong muốn bảo vệ quyền lợi người nông dân tại quê hương, để họ “nhận được nguồn tài chính xứng đáng với công sức của mình”, và quảng bá đặc sản Sầu Riêng Cái Mơn đến khắp mọi miền Tổ quốc, cô Thinh quyết định xây dựng tổ hợp tác.

Dù đã hơn 30 năm “sống chết” cùng cây sầu riêng, hành trình đi tìm lời giải cho đặc sản quê hương vẫn khiến cô chật vật. Thiếu nguồn lực, thiếu kiến thức, thứ duy nhất cô mang theo mình là quyết tâm và sự tự tin: “Thành lập được tổ là một chuyện, nhưng để tổ hoạt động tốt thì khó trăm bề. Lúc thì thiếu thốn vật chất, khó nữa là nông dân mình trình độ còn thấp, nhiều khi muốn làm thêm nhiều thứ mà không biết. Nhưng tôi vẫn muốn mình phải đi được đường xa, tạo công ăn việc làm lâu dài cho chị em địa phương. Thế nên đi đâu gặp mấy bạn trẻ, tôi cũng học hỏi kiến thức mới để mang về áp dụng.”

Dịch Covid-19 ập đến đã khiến hợp tác xã sầu riêng của cô Thinh và các nông dân Bến Tre “lao đao” vì đầu ra. May mắn được tham dự khóa tập huấn từ chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” do nhãn hàng Sunlight, công ty Unilever Việt Nam tổ chức, cô đã được hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình bán hàng trực tuyến phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh khó khăn.

Cô Thinh đặt quyết tâm cùng các chị em quảng bá đặc sản quê nhà, đồng thời tạo thêm thu nhập để ổn định cuộc sống

Cô Thinh đặt quyết tâm cùng các chị em quảng bá đặc sản quê nhà, đồng thời tạo thêm thu nhập để ổn định cuộc sống

Ý tưởng kinh doanh sầu riêng của cô còn được vinh danh giải Nhất cuộc thi “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” năm 2020. Với số vốn được tài trợ từ giải thưởng, cùng những kiến thức tích lũy trong khóa tập huấn, cô Thinh và bà con tràn đầy hứng khởi: “Chúng tôi dự kiến mở rộng mô hình tổ hợp tác sản xuất sang chế biến cơm sầu riêng cấp đông nguyên trái, làm kẹo, bánh, mứt, kết hợp du lịch tại vườn... để thu hút hơn. Phụ nữ chúng ta làm kinh tế “tự tin” là quan trọng nhất”.

Dùng xe máy chở tương tới từng nhà, tìm “lối thoát” giữa khó khăn dịch bệnh

Sẻ chia niềm đam mê làm kinh tế, câu chuyện của cô Bùi Thị Hà (Nghệ An) lại là hành trình tìm lối đi mới, mang giọt tương gia truyền đến người mua giữa giai đoạn dịch bệnh khó khăn.

Trước 6.000 lít tương đã sản xuất chưa kịp tiêu thụ do 2 tháng giãn cách, cô Hà không khỏi sốt ruột. Nhưng thay vì từ bỏ, cô Hà đã nhanh chóng thích nghi để tìm giải pháp: “Nhớ lại không khí sôi nổi khi tham gia lớp tập huấn chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế”, tôi lại càng như được tiếp lửa. Thế là tôi đánh liều dùng xe máy chở từng sọt tương đến từng tiệm tạp hóa quanh khu vực. Nhờ sản phẩm có chất lượng tốt, nhiều tiệm tạp hóa đã nhận làm đại lý, giải quyết được bài toán đầu ra trong mùa dịch. Khó khăn tuy nhiều, nhưng tôi nghĩ mình cứ kiên trì, không ngừng học hỏi và cố gắng vươn lên thì sẽ vượt qua”.

Cô Hà đã dựa trên những kiến thức học được cùng sự quyết tâm cao độ để linh động tìm đầu ra cho sản phẩm giữa mùa dịch

Cô Hà đã dựa trên những kiến thức học được cùng sự quyết tâm cao độ để linh động tìm đầu ra cho sản phẩm giữa mùa dịch

Ngoài kênh phân phối kể trên, “startup” tương của cô Hà còn lập thêm trang Facebook, Zalo để phân phối cho những người bán online, giới thiệu sản phẩm tới nhiều khách hàng ở nơi xa. “Hướng đi này tôi đã nghĩ tới ngay sau khi tham gia buổi tập huấn từ Sunlight. Thông qua buổi tập huấn, tôi hiểu thêm về những phương thức giúp quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn, cũng như tìm được các kênh bán hàng tiềm năng khác” - cô Hà chia sẻ.

Hành trình truyền cảm hứng của cô Thinh hay quyết tâm đáng khâm phục của cô Hà chỉ là hai trong số 60 ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh nổi bật nhất, được chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” 2020 tài trợ 1 tỷ đồng. Chương trình nằm trong khung hợp tác chiến lược dài hạn “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua kinh doanh và giáo dục sức khỏe” do Unilever Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai từ 2006 đến nay. Trong giai đoạn giãn cách, mô hình đào tạo trực tuyến đã tiếp cận và trang bị kiến thức kinh doanh cho 42,829 phụ nữ. Nội dung được cập nhật để giải đáp những thắc mắc và quan ngại của người khởi nghiệp trong bối cảnh Covid-19, mang đến cơ hội tiếp cận vốn giúp phụ nữ phục hồi kinh tế hậu dịch bệnh. 

Tin rằng, với sứ mệnh cao cả này, chương trình sẽ tiếp tục chắp cánh thêm nhiều ước mơ khởi nghiệp khác của phụ nữ Việt Nam, giúp họ tự tin theo đuổi đam mê, làm giàu cho chính bản thân và quê hương.

Chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” năm 2021 do Sunlight phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam & Google đã hỗ trợ 44,629 phụ nữ Việt khởi sự kinh tế thông qua 2 hoạt động chính:

- Phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức các lớp đào tạo 5 mô hình kinh tế tại gia tại 12 tỉnh thành, hỗ trợ 1.800 phụ nữ khởi nghiệp.

- Kết hợp sáng kiến WomenWill của Google triển khai khóa học trực tuyến qua YouTube trong 8 tháng, cung cấp kỹ năng kinh doanh, quản lý tài chính cơ bản đến 42.829 phụ nữ trên cả nước.

Nguồn: [Tên nguồn].