Mặc dù hậu quả của bão Usagi (bão số 9) đã được khắc phục, các trường học tại TP.HCM đã đi học lại bình thường, tuy nhiên học sinh vẫn bị đe dọa bởi những nguy cơ về sức khỏe vô cùng nguy hiểm.
Còn mối nguy nào đáng lo hơn sức khỏe?
Mặc dù bão số 9 đã đi qua hôm 26/11 nhưng tại một số trường ở TP.HCM, học sinh tiếp tục được cho nghỉ đến hết ngày 27 nhằm đảm bảo các sự cố do bão gây ra được giải quyết ổn thoả trước khi học sinh trở lại trường học. Đơn cử như tại Trường mầm non Tuổi Thơ (quận 8), sáng ngày 27/11 vì nước chưa rút hết, học sinh vẫn được cho nghỉ để trường khắc phục sau bão.
Sân trường mầm non Tuổi Thơ trước và sau khi khắc phục ngập
Hậu bão số 9, nhà trường và phụ huynh đều nỗ lực hết sức nhằm nhanh chóng mang lại môi trường học tập an toàn cho các em học sinh. Tuy nhiên, sự an toàn không chỉ đến từ chuyện sân trường không còn ngập nước hay cây đổ được dọn sạch. Học sinh có thể đi học lại như cũ nhưng môi trường học đường đã trở nên “nguy hiểm” hơn rất nhiều với các em.
Theo Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng (Giảng viên bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP.HCM), thời điểm ngập úng sau bão, cả người lớn và trẻ em đều cần lưu ý đặc biệt bởi đây là lúc các loại vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ hơn cả về lượng và chất, mang theo nhiều nguy cơ bệnh nguy hiểm cho con người. Tình trạng ẩm thấp, vệ sinh kém mùa mưa chính là “đất lành” cho vi khuẩn, rất dễ dẫn đến sự bùng phát của sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ, các bệnh da liễu như nấm, mẩn ngứa, viêm da, các bệnh tiêu hoá như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…
Liên hệ câu chuyện tại Mỹ, khi hệ thống thoát nước trục trặc vì mưa bão gây ra ngập lụt trên diện rộng, các khu vực ngập nước thường được cắm biển cảnh báo vùng không an toàn. Theo nghiên cứu tại Mỹ, khu vực ngập là nơi lý tưởng để phát tán vi khuẩn kháng kháng sinh, ví dụ như các vi khuẩn Enterococci kháng kháng sinh Vancomycin (VRE) chỉ cần 3 ngày để phát triển thành một quần thể trong nước ngập. Còn tại Việt Nam, các trường hợp bị ấu trùng đột nhập vào da, gây mẩn, ngứa hoặc nặng hơn là mọc mủ, nhiễm trùng sau khi nước lũ rút cũng khá phổ biến.
Như vậy, hậu quả đáng lo ngại của mưa bão không chỉ làm đảo lộn nhịp học tập bình thường của học sinh, mà bao gồm cả việc sức khoẻ của các em bị đe doạ khi môi trường bị ô nhiễm. Một, hai ngày nghỉ học vì mưa lũ hoàn toàn có cơ sở “phát sinh” thành nhiều ngày nghỉ vì mắc bệnh nếu như việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân không được thực hiện đúng cách.
Đẩy lùi “bão” nhiễm khuẩn, giảm nửa số ngày bệnh cho học sinh
Theo khuyến cáo từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM về việc phòng chống dịch bệnh sau bão, việc đảm bảo vệ sinh cho môi trường và vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng là vô cùng quan trọng.
Nhấn mạnh vai trò của thói quen rửa tay với xà phòng, Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng cũng khẳng định hành vi này giúp giảm tới 35-47% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, là một biện pháp đơn giản, dễ làm mà hiệu quả, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích.
Rửa tay với xà phòng là thói quen tốt trẻ em nào cũng cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe
Về phía nhà trường, cô Phùng Thị Ngọc Hiền (Hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Thơ) cho biết: “Trường đã phải huy động tối đa lực lượng cán bộ công nhân viên, đẩy nhanh công tác dọn dẹp; khử trùng sàn, đồ chơi để nhịp học tập, sinh hoạt của học sinh không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó còn khuyến khích các em học sinh tăng cường vệ sinh cá nhân để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh sau bão”.
Không còn cảnh ngập nước, học sinh Trường mầm non Tuổi Thơ đã trở về với nếp sinh hoạt bình thường
Là nhãn hàng luôn quan tâm và đồng hành cùng sức khoẻ của người Việt Nam, Lifebuoy đã có nhiều hoạt động hỗ trợ kịp thời sau cơn bão số 9 như thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức về vệ sinh cá nhân, rửa tay đúng cách và tặng sản phẩm tại trường học, góp phần đẩy lùi vi khuẩn, giữ gìn vệ sinh học đường và giúp các em học sinh an tâm đến trường.
Trong tháng 12/2018, Lifebuoy dự kiến tiếp tục trao các phần quà hỗ trợ gồm tiền mặt và sản phẩm cho một số trường học chịu thiệt hại nặng nề sau bão. Qua những hoạt động hỗ trợ nhanh chóng, Lifebuoy mong muốn chia sẻ gánh nặng với cộng đồng, góp phần giảm nửa số ngày bệnh của các em học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt nói chung. Thiên tai có thể vẫn xảy đến, nhưng với nhận thức tốt hơn về vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, các em sẽ có nhiều cơ hội tốt đẹp hơn, không phải bỏ lỡ việc học và những khoảnh khắc quan trọng trong đời.