Người Sài Gòn không đặt được đồ ăn bán mang về: Nỗi niềm chủ quán khi phải tự hủy đơn

KHAI TÂM - Ngày 16/09/2021 14:44 PM (GMT+7)

Cũng theo chị Tin, để mở quán bún bò, chị phải thực hiện 3 tại chỗ, trả lương và nuôi ăn ở cho 2 nhân viên. Đặc biệt, cứ 2 ngày nhân viên phải test nhanh COVID-19/lần. Vì thế, hôm nào nhân viên chưa test được thì chị không dám mở cửa hàng dù có đơn trên ứ

Người Sài Gòn không đặt được đồ ăn bán mang về: Nỗi niềm chủ quán khi phải tự hủy đơn - 1

Đến nay, TP.HCM đã cho phép các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống bán mang về được hơn một tuần. Song nhiều người vẫn không đặt được đơn qua các app hoặc đã được chấp nhận đơn nhưng lại bị cửa hàng chủ động... hủy.

Sáng 16/9, chị Minh Châu (27 tuổi, Tân Bình) loay hoay cả tiếng trên ứng dụng vẫn không đặt được đồ ăn cho cả nhà. Chị nói: “Nay mình nghĩ sẽ mua được đồ ăn sáng nên vui vẻ dậy từ sớm đặt bánh ướt, cà phê, trà sữa ở tất cả các app nhưng không cái nào thành công cả. Thậm chí mình còn đặt 3 đơn ở 3 cửa hàng khác và kết quả là: 1 đơn bị hủy, 1 đơn không tìm được tài xế giao hàng, 1 đơn tìm mãi không có ai nhận”.

Đơn cà phê và trà sữa của chị Minh Châu đặt trong sáng nay.

Đơn cà phê và trà sữa của chị Minh Châu đặt trong sáng nay.

Chị Minh Châu còn ghép đơn với một người quen ở chung cư để giảm bớt phí giao hàng. Tuy nhiên, gần 10h sáng, chị được tin nhắn xin lỗi bởi cửa hàng gọi điện báo hủy đơn, không thể giao trong ngày hôm nay. Bởi họ cần thời gian sắp xếp lại nhân viên cũng như test nhanh COVID-19 để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Không đặt được đồ ăn sáng, chị Châu đành tự vào bếp nấu cho cả gia đình.

Không đặt được đồ ăn sáng, chị Châu đành tự vào bếp nấu cho cả gia đình.

“Mình không rõ vì sao các cửa hàng dù đã mở cửa bán mang về mà vẫn không nhận đơn hoặc nhận rồi lại hủy? Họ cũng không hề có cuộc gọi nào giải thích cả? Nhưng mình nghĩ họ phải có khó khăn, vướng mắc ở chỗ nào đó thì mới làm vậy? Mình hi vọng trong vài ngày tới, các cửa hàng sẽ giải quyết được mọi khó khăn, đưa hoạt động kinh doanh dần vào quỹ đạo giống như khi xưa. Khi ấy, khách hàng cũng an tầm phần nào khi đặt đồ qua các ứng dụng”, chị Minh Châu chia sẻ.

Anh Quân Nguyễn (37 tuổi, quận 7) cho hay, dù phí giao hàng hiện rất cao nhưng vẫn chấp nhận rồi mất 30 phút tìm quán bán đồ ăn, thêm 20 phút chờ tài xế phản hồi đơn. Và cái kết anh nhận được chính là: quán chủ động hủy đơn.

“Tôi mất khá nhiều thời gian để đặt một cốc cà phê trên ứng dụng, vậy mà cửa hàng lại tự động hủy. Thiết nghĩ nếu chủ quán vẫn chưa sẵn sàng mở bán trở lại thì không nên đăng ký trên ứng dụng như vậy”, anh Quân bức xúc.

Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao không thể đặt được đơn trên ứng dụng hoặc đã đặt được nhưng bị quán hủy.

Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao không thể đặt được đơn trên ứng dụng hoặc đã đặt được nhưng bị quán hủy.

Người Sài Gòn không đặt được đồ ăn bán mang về: Nỗi niềm chủ quán khi phải tự hủy đơn - 5

Chị La Tin (36 tuổi) –  chủ quán bún bò tại quận 6 cho biết: “Tôi mới mở tiệm được 5 ngày nhưng không bán được nhiều. Nếu trước mỗi ngày bán online được hàng trăm tô bún thì giờ chỉ còn 15 tô thôi. Hơn nữa, kinh doanh chủ yếu dựa vào shipper nên cầm chừng lắm.

Có những đơn vào sáng sớm tôi phải hủy dù đã nhận của khách. Bởi lúc ấy vẫn chưa đủ nguyên liệu để nấu nồi bún bò truyền thống. Thú thực giờ tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu rất khó khi chợ thì đóng, các mối đổ buôn quen không thể tiếp tục việc kinh doanh. Tôi biết có người sẽ bảo rằng chưa chuẩn bị sẵn sàng thì không nên đăng kí bán trên ứng dụng. Song tôi lỡ rồi, không lẽ lại đóng cửa thì không hay, vì thế được ngày nào hay ngày đó”.

Cũng theo chị Tin, để mở quán bún bò, chị phải thực hiện 3 tại chỗ, trả lương và nuôi ăn ở cho 2 nhân viên. Đặc biệt, cứ 2 ngày nhân viên phải test nhanh COVID-19/lần. Vì thế, hôm nào nhân viên chưa test được thì chị không dám mở cửa hàng dù có đơn trên ứng dụng.

Nhiều chủ cửa hàng cho biết, giờ tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu rất khó khi chợ thì đóng, các mối đổ buôn quen không thể tiếp tục việc kinh doanh.

Nhiều chủ cửa hàng cho biết, giờ tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu rất khó khi chợ thì đóng, các mối đổ buôn quen không thể tiếp tục việc kinh doanh.

"Bữa trước, một anh khách quen đặt 6 tô bún bò cho cả nhà ăn sáng. Anh ấy đặt qua app nhưng không được liền gọi điện hỏi tôi. Tôi đành thành thật trả lời do tôi và nhân viên chưa được test COVID-19. May sao anh ấy thông cảm rồi hẹn đến sáng hôm sau đặt. Vậy mà tôi lại tiếp tục thất hứa khi hôm ấy không gom đủ nguyên liệu nấu bún bò”, người phụ nữ 36 tuổi tâm sự.

Chị Long Lê (29 tuổi, thành phố Thủ Đức) – kinh doanh cơm gà Hội An cho biết, chị mở quán được 3 ngày thì phải đóng cửa gấp vì nhân viên không chịu được việc test COVID-19 thường xuyên. “Bé nhân viên nhà mình áp lực khi phải ở lại cửa hàng, xét nghiệm 2 lần/ngày. Bé bảo bị viêm xoang, mỗi lần “chọt mũi” là khó thở, nước mũi chảy cả ngày. Mình thì không thể làm một mình được, vì thế đành đóng cửa.

Nhưng mình quên khóa tài khoản trên ứng dựng nên mỗi ngày vẫn nhận được hàng chục đơn đặt cơm gà. Khi ấy mình chỉ biết tự động hủy đơn của khách, không biết có ảnh hưởng gì đến quán sau này không nữa”, chị Long nói.

Tìm được shipper giao hàng tại thời điểm này tại TP.HCM rất khó.

Tìm được shipper giao hàng tại thời điểm này tại TP.HCM rất khó.

Vấn đề shipper chỉ được giao hàng nội quận cũng gây khá nhiều khó khăn cho chủ cửa hàng. “Chỉ bán trong địa bàn quận sẽ không được nhiều đơn đặt, chưa kể mình phải chia phần trăm cho shipper. Hơn nữa kiếm được shipper tại thời điểm này khó khăn lắm. Bởi vậy có nhiều người đặt hàng mãi mà không có shipper nhận đó. Mọi người thử hình dung xem, nếu trước có 1000 shipper hoạt động toàn thành phố, giờ chỉ còn 100 người thì khó khăn thế nào chứ. Mình mong khách hàng nào đặt qua các app không có shipper nhận thì hãy thông cảm cho cửa hàng. Họ không muốn như vậy đâu”, chị Long bày tỏ.

Đại diện một ứng dụng công nghệ từng lên tiếng về chuyện thiếu shipper, giá giao hàng cao. Họ cho hay, hiện nhu cầu cần giao hàng của người dân TP.HCM quá lớn, số lượng shipper được cấp phép hạn chế dẫn đến chênh lệch cung cầu, ảnh hưởng đến chi phí giao hàng. Do đó chỉ cần shipper hoạt động nhiều hơn, phí ship giảm xuống là việc giao hàng sẽ nhanh hơn.

Trước đó, ngày 8/9 TP.HCM cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang về. Theo đó, các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến; người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper) phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. Trong đó, điều kiện kèm theo là người lao động đã tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

[Infographic] TP HCM: Những điều người dân cần biết sau ngày giãn cách 15-9
Từ ngày 16-9, TP HCM tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên toàn TP theo Chỉ thị số 16 đến hết...

Tin tức TP.HCM

KHAI TÂM
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h