Cầu vượt Đống Cao bắc qua dòng sông lớn "nhất nhì" ở Nam Định nối liến hai huyện Nghĩa Hưng và Ý Yên đang tất bật thi công đổ dầm, chuẩn bị hợp long vào tháng 9 này.
Chiều 24/8, ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, cây cầu vượt Đống Cao được xây dựng trên dòng sông đào nối liền 2 huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định ngay cạnh bến phà Đống Cao hiện nay...
Hiện tại cây cầu đang được nhà thầu tất bật thi công đổ dầm cầu nối các nhịp trên dòng sông Đào.
Tính đến ngày 24/8/2024, dự án còn 3 nhịp cầu ở giữa sông chưa được nối với nhau.
Một công nhân công trường chia sẻ, theo dự tính đầu tháng 9/2024 cây cầu sẽ được hợp long. Hiện tại các công nhân đang tất bật thi công những hạng mục còn lại để đổ dầm tiến tới hợp long. Song song với thi công các hạng mục còn lại.
Hình ảnh công nhân đang đổ bê tông dầm cầu nối với một trụ cầu trên phần đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Còn trên phần đất thuộc địa phận huyện Ý Yên, các công nhân đang triển khai đấu nối thép, thiết bị cần thiết.
Hình ảnh quá trình thi công dầm cầu trên dòng sông lớn.
Hiện trạng điểm đầu cầu trên phần đất huyện Nghĩa Hưng nhìn từ trên cao.
Trên phần đất huyện Nghĩa Hưng cầu đã được lắp lan can.
Ngược lại, bên phần đất thuộc huyện Ý Yên cũng đã rục rịch để thi công hệ thống lan can.
Được biết, cầu Đống Cao là cây cầu quan trọng trên tuyến đường trục phát triển kinh tế biển Nam Định, thay thế phà Đống Cao đã hoạt động nhiều năm qua. Dự án hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải, mở ra không gian phát triển về đô thị, công nghiệp, đặc biệt là vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định kết nối với tuyến giao thông huyết mạch quốc gia cao tốc Bắc - Nam.
Cầu Đống Cao có chiều rộng 12m, dài 761,8m, gồm 17 nhịp (3 nhịp chính dầm hộp liên tục và 14 nhịp dẫn bằng dầm Super T).
Chiều dài toàn cầu là 762m. Cầu được Nam Định khởi công vào tháng 4/2022.
Sau khi hoàn thiện, sẽ rút ngắn quãng đường từ cao tốc Bắc Nam xuống KCN Rạng Đông cho các phương tiện trọng tải lớn bằng đường bộ từ khoảng 72km xuống còn 46km. Qua đó, rút ngắn thời gian vận chuyển và tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường.