Nhiều thí sinh như thở phào vì đề thi môn ngữ văn năm nay tương đối dễ, bên ngoài phòng thi phụ huynh cũng trút được gánh nặng sau môn thi ngữ văn sáng 22-6
Dù kỳ thi Quốc Gia THPT năm nay không quá căng thẳng, nhưng nhiều phụ huynh vẫn lo lắng trong lúc con mình làm bài.
Tâm trạng lo lắng của thí sinh trước khi vào phòng thi tại cụm thi trường THPT Nguyễn Khuyến (Quận 10)
Bên ngoài phòng thi nhiều phụ huynh cũng trong tâm trạng lo lắng và hồi hộp.
Năm nay đề thi môn ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút, rút ngắn 60 phút so với các năm trước. Nên nhiều phụ huynh ở lại trước cổng trường chờ thí sinh .
Một phụ huynh chờ con trước cổng trường.
Vật vờ chờ đợi trong lúc con mình làm bài
Tuy nhiên theo thông tin từ những thí sinh rời phòng thi sớm tại trường THPT Bùi Thị Xuân thì đề thi môn ngữ văn năm nay tương đối "dễ thở".
Nhiều phụ huynh thở phào nhẹ nhõm
Tươi cười khi rời phòng thi môn Ngữ Văn tại trường THPT Bùi Thị Xuân. Theo em Đức Huy (học sinh Trường THPT Ernst Thälmann) cho biết: "đề Văn năm nay em thấy khá dễ, khoảng 9h là em đã hoàn thành xong"
Thí sinh Bùi Thị Lan Anh (THPT Bùi Thị Xuân) được giám thị hỗ trợ rời phòng thi
Thí sinh chia vui cùng gia đình.
Dễ thở, thí sinh làm bài nhanh
Giáo viên: TS.Trịnh Thu Tuyết – Nguyên giáo viên Ngữ văn – Trường THPT Chu Văn An – Hà Nội nhận định về đi thi năm nay như sau:
Đề thi môn Ngữ Văn được đánh giá dễ thở (Ảnh: Tiền Phong)
Cụ thể như sau:
- Phần Đọc hiểu: Không còn tám câu hỏi nhỏ với chia đều cho hai ngữ liệu. Đề thi Ngữ
văn năm 2017 chỉ gồm 1 ngữ liệu đi kèm 4 câu hỏi nhỏ với các cấp độ nhận thức Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng. Ngữ liệu nằm ngoài/trong chương trình sách giáo khoa.
Câu 1 chỉ dừng lại ở việc kiểm tra học sinh ở mức độ Nhận biết – nhớ kiến thức tiếng Việt với câu hỏi cụ thể về phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Học sinh sẽ hoàn thành yêu cầu của đề rất dễ dàng.
Riêng câu 2 với yêu cầu giải thích khái niệm thấu cảm, dường như đề đã chạm tới mức độ thông hiểu theo tiêu chí thông thường của các câu hỏi đọc hiểu; tuy nhiên, có thể thấy, câu hỏi hai thực chất học sinh chỉ cần chép lại những ý cơ bản trong phần một của đoạn trích, và gần như không cần sự sáng tạo. Đó là nguyên nhân khiến tiêu chí về sự thông hiểu bị hạn chế. Mức độ suy luận của thí sinh ở câu 3 không cần huy động nhiều hơn so với câu hai bởi thực chất, để nhận xét về “hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích”, thí sinh chỉ cần quay trở lại câu mở đoạn “Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống”, và chỉ cần thêm bớt một vài ý kiến cá nhân trên cơ sở nhận định của câu mở đoạn.
Câu hỏi duy nhất đòi hỏi tư duy, trải nghiệm, sự suy ngẫm và “thấu cảm” của thí sinh chính là câu bốn, đây là câu hỏi có thể coi đã đạt tới mục đích của Vận dung – Vận dụng cao theo tiêu chí của bài Đọc hiểu. Tuy nhiên, tần suất tư duy cho một phần Đọc hiểu như vậy là hơi “khiêm tốn” trong một đề thi quốc gia.
Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo đúng mối quan hệ hữu cơ với phần Đọc hiểu theo cấu trúc các đề minh hoạ, thử nghiệm, tham khảo của Bộ trước đây. Trong đó, việc lựa chọn ngữ liệu Đọc hiểu cùng một vài ý trong các câu hỏi Đọc hiểu đã giúp thí sinh phần nào xác định được nội dung, chủ đề và hướng triển khai trong câu viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Vấn đề về sự “thấu cảm” vừa là vấn đề muôn đời trong cuộc sống nhân sinh, thế sự, vừa là điều có thể chạm tới phần nào thực tế bức bối của cách sống vô cảm khá phổ biến hiện nay. Trong khá nhiều những vấn đề của cuộc sống thời hiện tại, có lẽ sự “thấu cảm” cũng là điều nên nói.
Điều đáng ghi nhận đầu tiên ở câu NLVH chính là việc lựa chọn đoạn thơ cảm nhận trong 1 đoạn trích dài 90 câu – đoạn thơ đã giúp người đọc – học trò…có những cảm nhận khá đầy đủ về Đất nước: đất nước được đặt trong chiều dài “đằng đẵng” của thời gian lịch sử, được đặt trong chiều rộng “mênh mông” của không gian địa lí, trong chiều sâu, bề dày của văn hóa, phong tục…
Từ 3 bình diện ấy, đất nước đem đến những cảm nhận vừa bình dị, gần gũi với cuộc sống nhân dân, vừa thiêng liêng, cao cả hướng tới những khái niệm về cội nguồn về nhân dân, đất nước. Sau những cảm nhận bình dị và thiêng liêng ấy, đoạn thơ cũng đã đề cập đến trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước; và toàn bộ đoạn thơ 20 câu đã hướng tới thể hiện tư tưởng chủ đạo của đoạn trích – tư tưởng “đất nước của nhân dân”.
Nếu cần nói thêm về câu nghị luậnvăn học thì có lẽ là một chút băn khoăn: câu lệnh đưa ra hai yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ và bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm – đây là hai yêu cầu thực ra không thể tách rời trong quá trình làm bài, triển khai luận điểm của học trò, và yêu cầu “bình luận về quan niệm đất nước của Nguyễn Khoa Điềm” nên cụ thể hóa để hướng tới tư tưởng “đất nước của nhân dân” và nhập vào trong yêu cầu cảm nhận.