Khi phát hiện thớt bị mốc, cần nhanh chóng có biện pháp vệ sinh kịp thời để đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh nhà bếp.
Thớt là một trong những đồ dùng nhà bếp chúng ta thường xuyên sử dụng, nhưng do môi trường ẩm ướt và cặn thức ăn còn sót lại nên chúng rất dễ trở thành nơi sinh sản của nấm mốc.
Khi phát hiện thớt bị mốc, cần nhanh chóng có biện pháp vệ sinh kịp thời để đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh nhà bếp. Vậy chọn chần thớt qua nước sôi hay phơi nắng sẽ hiệu quả hơn? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Thớt bị mốc nên chần qua nước sôi hay phơi nắng?
- Ưu điểm của việc chần thớt qua nước sôi:
Tiệt trùng kỹ lưỡng: Dùng nước sôi để tráng thớt có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn và nấm mốc ở nhiệt độ cao, đảm bảo làm sạch kỹ lưỡng.
Tiện lợi và nhanh chóng: Cách đun nước sôi tương đối đơn giản, bạn không cần phải đợi quá lâu mà có thể xử lý nhanh chóng những chiếc thớt bị mốc.
Thích hợp cho thớt gỗ: Đối với thớt gỗ, nước sôi là lựa chọn phù hợp hơn, vì ánh nắng mặt trời có thể có những tác động nhất định lên gỗ.
- Ưu điểm của việc phơi thớt dưới nắng:
Khử trùng tự nhiên: Mặt trời có tia bức xạ cực tím mạnh, có thể tiêu diệt vi khuẩn một cách tự nhiên và có tác dụng khử trùng nhất định.
Loại bỏ độ ẩm: Tia nắng giúp loại bỏ độ ẩm trên bề mặt thớt và giảm môi trường sinh sản của nấm mốc.
Phù hợp với thớt nhựa: Đối với thớt nhựa hoặc cao su không thích hợp với nhiệt độ cao thì phơi nắng là lựa chọn phù hợp hơn để tránh biến dạng, hư hỏng.
Tuy nhiên, dù tiệt trùng thớt bằng nước sôi hay phơi dưới nắng thì trước tiên bạn cần làm sạch thớt trước. Cụ thể, đầu tiên bạn hãy dùng bàn chải (hoặc cọ sắt) và chất tẩy rửa để chà sạch các vết nấm mốc, cặn bám trên bề mặt thớt.
Cẩn thận hơn, bạn có thể rắc bột baking soda, muối lên thớt rồi xoa đều. Đổ một ít giấm trắng lên rồi rửa thớt lại bằng nước sạch.
Muối có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trên thớt, trong khi đó baking soda là một chất tẩy rửa tự nhiên. Bên cạnh đó, giấm có tính tẩy rửa rất mạnh, có thể khử mùi hôi và làm sạch vi khuẩn trên mặt thớt.
Tiếp theo, tùy theo chất liệu của thớt mà lựa chọn phương pháp phơi nắng hoặc trần qua nước sôi sao cho phù hợp. Cuối cùng, hãy lau khô thớt nếu trần qua nước sôi, đảm bảo thớt khô hoàn toàn trước khi cất, tránh hơi ẩm còn sót lại kẻo tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển lần nữa.
Khi xử lý thớt bị mốc, cả nước sôi và phơi nắng đều có ưu điểm riêng, bạn có thể quyết định phương pháp nào hiệu quả hơn tùy theo chất liệu của thớt và thói quen cá nhân.
2. Phương pháp chống nấm mốc trên thớt
- Làm sạch kịp thời:
Sử dụng chất tẩy rửa trung tính và bàn chải để làm sạch bề mặt thớt kịp thời, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thịt, cá sống và các thực phẩm sống khác.
- Giữ khô:
Lau sạch bề mặt thớt ngay sau khi sử dụng và rửa sạch để tránh môi trường ẩm ướt trở thành nơi sinh sản của nấm mốc. Khi cất giữ, cố gắng tránh đặt thớt trên mặt bàn ẩm ướt.
- Khử trùng thường xuyên:
Lau và khử trùng bằng nước sôi hoặc giấm trắng có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc trên bề mặt thớt một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể ngâm thớt thường xuyên với chất khử trùng để loại bỏ triệt để vi khuẩn, đặc biệt là sau khi xử lý thực phẩm sống.
- Tránh đặt thớt ở nơi nhiệt độ cao và ẩm ướt kéo dài:
Không để thớt tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao để tránh bị biến dạng thớt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tránh để thớt ẩm trong không gian kín trong thời gian dài, cần đặt nơi đảm bảo có đủ thông gió. Tránh xếp chồng thớt để tránh ẩm và nấm mốc phát triển.
- Thay thớt thường xuyên:
Thớt sau khi sử dụng một thời gian có thể xuất hiện những vết xước, vết nứ nhỏ. Ngay cả khi được vệ sinh đúng cách, chúng cũng khó đảm bảo an toàn thực phẩm khi dùng để thái thực phẩm. Vì thế, bạn cần thay thớt thường xuyên.
Theo như các chuyên gia, nên thay thớt gỗ 2 – 5 năm/lần và với thớt nhựa là 1 – 5 năm/lần. Đó là cách giúp tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá thành viên trong gia đình.
3. Mẹo chọn thớt đúng cách
- Lựa chọn vật liệu:
Thớt gỗ: Thớt gỗ có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, tương đối mềm và thân thiện với dao. Nhưng cần lưu ý rằng, thớt gỗ cần được vệ sinh và bảo dưỡng cẩn thận hơn để tránh ẩm ướt.
Thớt nhựa: Thớt nhựa tương đối dễ lau chùi và ít có khả năng chứa vi khuẩn. Khi chọn thớt nhựa, bạn nên chọn cái chắc chắn, chịu mài mòn và chịu nhiệt.
Thớt tre: Thớt tre có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và tương đối thân thiện với môi trường. Nên chọn thớt tre dày đặc, phẳng và không có vết nứt.
Thớt cao su: Thớt cao su thường chống trơn trượt và thích hợp sử dụng trong nhà bếp. Nếu thích thớt cao su, bạn nên chọn chiếc chắc chắn và không mùi.
- Cân nhắc về kích thước:
Hãy chọn một chiếc thớt có kích thước phù hợp dựa trên không gian bếp và nhu cầu sử dụng cá nhân. Thớt quá lớn có thể bất tiện khi cất giữ, trong khi thớt quá nhỏ có thể không phù hợp để xử lý số lượng lớn nguyên liệu.
- Độ dày vừa phải:
Độ dày của thớt phải vừa phải, nếu quá mỏng sẽ dễ bị biến dạng, nếu dày quá sẽ khó di chuyển và làm sạch. Nói chung, hãy chọn thớt có độ dày khoảng 1,5 đến 2,5 cm.
- Chịu nhiệt độ cao:
Nếu bạn thường xuyên sử dụng nước nóng để khử trùng thì hãy chọn loại thớt chịu được nhiệt độ cao để đảm bảo thớt không dễ bị biến dạng, phai màu dưới nhiệt độ cao.
- Làm sạch:
Hãy xem xét độ dễ dàng trong quá trình làm sạch của thớt và cố gắng chọn kiểu dáng dễ làm sạch để đảm bảo vệ sinh cũng như tuổi thọ của thớt.