Cách chăm sóc bụng vui cho bé

Ngày 08/12/2014 08:00 AM (GMT+7)

Trong giai đoạn đầu đời của bé, chọn lựa đúng nguồn dinh dưỡng khoa học giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh.

Sau đây là một số giải đáp cho các câu hỏi thường gặp của mẹ:

Hiểu đúng về cấu trúc sinh lý của hệ tiêu hóa

Chị Hồng Anh (Q. Bình Thạnh, TpHCM) chia sẻ: "Bé nhà em bắt đầu ăn dặm. Trước đây bé thi thoảng cũng bị trớ sữa những gần đây bé thường xuyên bị trớ hơn, tuy nhiên bé vẫn hoạt bát và lên cân. Em khá băn khoăn không biết bé biểu hiện như vậy có phải dấu hiệu của trào ngược dạ dày - thực quản không nữa".

Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của bé đang hoàn thiện nên có thể dẫn đến một số biểu hiện tiêu hóa không tốt. Để có thể chăm sóc bé đúng cách, mẹ cần nắm rõ về cấu trúc tiêu hóa của bé. Sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống ống thực quản rồi vào dạ dày. Ở chỗ nối hai bộ phận này có một số cấu trúc đặc biệt làm thực quản đóng lại, giúp thức ăn không bị trào ngược trở lên khi dạ dày co bóp, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành và cơ vòng dưới thực quản.

Trong một số trường hợp, do bất thường trong cấu trúc cơ hoành hoặc thường gặp hơn là do cơ vòng dưới thực quản thường xuyên giãn ra, khi dạ dày co bóp mạnh mẽ, gây nên luồng thức ăn bị trào ngược lên trên. Đó là tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần. Chỉ 5% trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi.

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại... thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần... thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý và có các biến chứng. Khi đó, mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế để kiểm tra. Bên cạnh đó, việc xây dựng thực đơn và cách chế biến cho bé ăn dặm cũng vô cùng quan trọng. Lưu ý bắt đầu bằng các thức ăn dễ tiêu, thay đổi thực đơn từ từ và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé dễ tiêu hóa, hấp thu.

Cách chăm sóc bụng vui cho bé - 1

Hiểu về sinh lý hệ tiêu hóa sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn

Làm thế nào chăm sóc bụng vui cho bé?

Bên cạnh việc hiểu về sinh lý tiêu hóa,  mẹ cần cho bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch và có biện pháp để giữ gìn sức khỏe tiêu hóa cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

- Ăn uống cân bằng: Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là vitamin C để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể từ cam, bưởi, dâu tây, rau cần, ớt xanh,... Ngoài ra, các thực phẩm cần tăng cường là tôm, cua, hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng... chứa kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virut, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.

- Tăng cường các hoạt động thể lực phù hợp, ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho bé. Ngoài ra, mẹ cần tạo cho bé thói quen vệ sinh cá nhân tốt, chăm sóc răng miệng, rửa tay sạch sẽ - đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa cũng sẽ giúp bé loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.

- Khi chọn lựa các sản phẩm công thức, mẹ có thể sử dụng các loại sữa công thức giảm đường lactose và có đạm whey thủy phân để dễ hấp thu, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS sẽ giúp bé tiêu hoá tốt hơn, là nền tảng để tăng cường sức đề kháng và giúp bé phát triển thể chất, trí não.

- Hiểu bụng bé vui bằng Tummy Test:  Để có thể theo dõi quá trình phát triển và tình trạng  tiêu hóa của bé, từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp bụng vui, bé khoẻ & thông minh hơn, mẹ có thể tham khảo thêm để sử dụng Tummy Test, một bản trắc nghiệm được phát triển bởi Hội Nhi Khoa Việt Nam & Chi Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho bé từ 0-36 tháng.

Nguồn: [Tên nguồn].